• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Phim khoa học viễn tưởng phương Tây ngày càng yêu thích quay ngoại cảnh ở Thượng Hải; Kênh đào Đại Vận Hà và Con đường tơ lụa của Trung Quốc được công nhận là di sản thế giới

    2014-06-26 17:43:09     Xin Hua
    D/H: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hoá", tôi là Duy Hoa.

    H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, bộ phim khoa học viễn tưởng "Cô nàng" (Her) từng đoạt Giải Kịch bản sáng tác xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Ô-xca năm nay, tuần trước, bộ phim này đã công chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Thượng Hải.

    H/A: Trong phim, nam diễn viên chính vừa đối thoại với "cô nàng" có trí thông minh nhân tạo, vừa đi trên đường phố của "đô thị tương lai" có lầu cao san sát, dưới bóng sương mù, những người với màu da khác nhau hối hả đi bên cạnh anh. Các chi tiết của đô thị này hoàn toàn phù hợp với sự tưởng tượng của mọi người đối với tương lai.

    D/H: Cảnh đô thị này không phải quay ở đâu xa lạ, mà chính là ở Thượng Hải, Trung Quốc. Thượng Hải đã trở thành đô thị "tương lai" quan trọng trong những bộ phim khoa học viễn tưởng phương Tây, còn phái đẹp Thượng Hải mặc kỳ bào cũng trở thành "ấn tượng Trung Quốc" của nhiều người nước ngoài.

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, trong phần đầu của tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với các bạn: Phim khoa học viễn tưởng phương Tây ngày càng yêu thích quay ngoại cảnh ở Thượng Hải.

    D/H: Trong phần hai của tiết mục hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với các bạn: Kênh đào Đại Vận Hà và Con đường tơ lụa của Trung Quốc được công nhận là di sản thế giới.

    H/A: Sau đây chúng ta hãy bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, trong bộ phim "Đại chiến Rô-bốt", có cảnh rô-bốt Optimus Prime nhảy từ trên cao xuống, đằng sau rô-bốt là Tháp truyền hình Đông Phương Minh Châu, Thượng Hải.

    H/A: Trong bộ phim "Mã 46" (code 46), hình ảnh "đô thị hiện đại hoá gây cảm giác xa lánh", thực ra là quay ở Thượng Hải; còn trong bộ phim "Hiệp sĩ bóng đêm" (The dark knight), người dơi đi qua lầu văn phòng cao chọc trời, cảnh đó cũng được quay ở Thượng Hải.

    D/H: Ngoài ra, trong nhiều phim phương Tây thỉnh thoảng cũng xuất hiện cảnh phái đẹp Thượng Hải mặc kỳ bào. Chẳng hạn, trong bộ phim "Điệp viên 007", điệp viên James Bond nhìn thấy một cô gái Trung Quốc mặc kỳ bào đi giữa các lầu cao tầng.

    H/A: Vâng. Trong bộ phim "Sát thủ vượt thời gian" (Looper), người yêu của vai nam chính cũng mặc kỳ bào, dạo bước tại bến Thượng Hải trong mây khói mịt mù.

    D/H: Chúng ta có thể phát hiện rằng, hình ảnh Thượng Hải xuất hiện ngày càng nhiều trong các phim khoa học viễn tưởng, đây đã là một xu thế.

    H/A: Vâng. Theo nhà bình luận điện ảnh Nghiêm Bồng, Tổng Giám đốc chuyên trách dự trù kế hoạch Công ty điện ảnh Tiểu Mã Bôn Đằng, ông đã phát hiện hơn 30 bộ phim nước ngoài quay ngoại cảnh ở Thượng Hải.

    D/H: Ông Nghiêm Bồng còn phát hiện, kể từ thập niên 50 của thế kỷ 20, hình ảnh thành phố Thượng Hải xuất hiện trong các phim nước ngoài đang dần dần có sự thay đổi.

    H/A: Chẳng hạn, hình ảnh Trung Quốc trong các phim nước ngoài trước kia đều mang bóng dáng Thượng Hải, hầu như một nửa là Thượng Hải, một nửa là Quảng Đông, đèn nê ông, quán ăn trên lề đường, một số điểm sầm uất náo nhiệt, một số điểm cũ rích, bẩn thỉu. Đó là hình ảnh thành phố Trung Quốc theo sự tưởng tượng của người nước ngoài.

    D/H: Còn trong những phim khoa học viễn tưởng ra mắt khán giả từ thập niên 70 đến thập niên 90 của thế kỷ 20, các nhà làm phim nước ngoài dùng phương thức độc đáo ghép hình ảnh toà lầu cao chọc trời với đường phố đông người, bẩn thỉu, đó là hình ảnh mà người phương Tây yêu thích.

    H/A: Còn trong các bộ phim khoa học viễn tưởng hiện nay, Thượng Hải thường xuất hiện với hình ảnh nhiều nhà cao tầng. Trong phim, Thượng Hải là đô thị quốc tế, phù hợp đặc điểm tương lai hơn so với các thành phố ở Bắc Mỹ.

    D/H: Theo nhà bình luận điện ảnh Nghiêm Bồng, sự thay đổi của hình ảnh này đã nói rõ sự thay đổi của thành phố Thượng Hải cũng như sự thay đổi của tầm nhìn quốc tế.

    H/A: Ông Nghiêm Bồng tin rằng, với đặc điểm mở cửa và hội nhập, Thượng Hải đã nhận được sự yêu thích của các nhà làm phim phương Tây.

    D/H: Ông Nghiêm Bồng phân tích rằng, theo sự tưởng tượng của các nhà làm phim phương Tây, Thượng Hải vừa có văn hoá phương Tây, vừa mang hơi thở phương Đông, là một nơi hội nhập hai nền văn hoá, phù hợp với sự tưởng tượng của họ.

    H/A: Giáo sư Học viện Hý kịch Thượng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội nhà làm phim Thượng Hải Thạch Xuyên cho rằng, Thượng Hải đã trở thành thành phố phù hợp đặc điểm tương lai hàng đầu trên thế giới, không những vì kiến trúc của Thượng Hải mang lại cảm giác vượt thời gian và không gian, mà còn vì thực lực phát triển kinh tế của Trung Quốc.

    D/H: Giáo sư Thạch Xuyên chứng kiến nhiều đạo diễn điện ảnh có tác phẩm phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng từng quay những cảnh ở Thượng Hải đã đánh giá Thượng Hải rằng, chỉ cần đến với Thượng Hải, bạn sẽ có cảm giác chứng kiến tương lai của điện ảnh thế giới.

    H/A: Là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, thực lực kinh tế và tiềm năng tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc cũng được thể hiện trong điện ảnh.

    D/H: Còn một điều thể hiện nữa là, doanh thu phòng vé cao ngất ngưởng của Trung Quốc. Năm 2013, doanh thu phòng vé Trung Quốc đã vượt 21,7 tỷ Nhân dân tệ, 6 tháng đầu năm 2014 tăng nhanh hơn so với cùng kỳ năm ngoái, dù về tổng lượng màn bạc, mức độ phổ cập thiết bị số hoá, mức độ phổ cập 3D, Trung Quốc đều đứng đầu thế giới.

    H/A: Chính vì vậy, các nhà làm phim phương Tây không thể bỏ qua thị trường điện ảnh Trung Quốc, khi quay ngoại cảnh, các nhà làm phim khoa học viễn tưởng phương Tây cũng phải xem xét đến sở thích của thị trường Trung Quốc.

    D/H: Vâng, chính vì nguyên nhân này, trong phim "Vân Đồ" (Cloud Atlas) và phim "Dị nhân" (X-Men) đều có hình ảnh nữ diễn viên Trung Quốc.

    H/A: Giáo sư Thạch Xuyên cho rằng, bộ phim "Cô nàng" làm rất khéo léo khi quay cảnh ở Thượng Hải, bộ phim này không lấy cảnh 3 toà nhà cao tầng nổi tiếng ở khu vực Lục Gia Chủy, mà lấy cảnh cầu cao hình tròn quy mô, vì cảnh cầu cao hình tròn này rất ít thấy ở các thành phố khác trên thế giới.

    D/H: Vâng, vì đa số thành phố của châu Âu và Mỹ xuất hiện trong các bộ phim có vốn đầu tư lớn có nhiều nét cổ điển. Hiện nay, những phim Hô-li-út lựa chọn quay cảnh ở Thượng Hải, là vì đặc điểm hiện đại và phong cách tương lai của thành phố Thượng Hải.

    H/A: Nhà văn viết về khoa học viễn tưởng Phan Hải Thiên là một người sinh sống ở Thượng Hải, ông cho rằng, sở dĩ những phim nước ngoài thích quay cảnh ở Thượng Hải là vì hiếu kỳ đối với Thượng Hải.

    D/H: Đúng vậy. Chẳng hạn, bà Tê-ri Tát-chen là biên kịch của bộ phim khoa học viễn tưởng "Khu vực 9" (District 9). Khi bà lần đầu tiên đến Thượng Hải, bà cho rằng, Thượng Hải vừa có kiến trúc mang phong cách châu Âu, vừa có quán cà phê phủ trong bóng mát cây xanh, vừa có nhiều toà nhà cao tầng san sát, là một thành phố khiến mọi người hiếu kỳ và phấn khởi.

    H/A: Trong bộ phim "Khu vực 9" do bà cùng ông Nê-in Blôm-cam, chồng của bà cùng sản xuất, người ngoài hành tinh không phải hạ cánh ở Niu-oóc, mà là ở Nam Phi. Theo bà, Thượng Hải cũng nên có câu chuyện viễn tưởng đặc biệt của thành phố mình.

    D/H: Bà Tê-ri bắt đầu say mê lịch sử của Thượng Hải và câu chuyện viễn tưởng của Trung Quốc, mong rằng có cơ hội quay phim khoa học viễn tưởng ở Thượng Hải.

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, trên đây Duy Hoa và Hùng Anh đã giới thiệu với các bạn: Phim khoa học viễn tưởng phương Tây ngày càng yêu thích quay ngoại cảnh ở Thượng Hải.

    D/H: Tiếp theo, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Kênh đào Đại Vận Hà và Con đường tơ lụa của Trung Quốc được công nhận là di sản thế giới.

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, ngày 22/6, tại Đại hội Di sản Thế giới lần thứ 38 diễn ra ở Đô-ha, Thủ đô Ca-ta, kênh đào Đại Vận Hà và Con đường tơ lụa do Trung Quốc, Ca-dắc-xtan và Cư-rơ-gư-xtan phối hợp đăng ký đã được công nhận là di sản thế giới. Cho đến nay, Trung Quốc cả thảy đã có 47 di sản thế giới.

    D/H: Kênh đào Đại Vận Hà là kênh đào dài nhất thế giới, là hệ thống dòng sông có quy mô lớn nhất và có lịch sử lâu dài nhất do quốc gia xây dựng, chạy dài 3000 ki-lô-mét, đi qua hai thành phố trực thuộc và 6 tỉnh, cho đến nay, kênh đào Đại Vận Hà vẫn gắn liền với kinh tế quốc dân.

    H/A: Con đường tơ lụa là một con đường thương mại, lấy thương mại tơ lụa làm chính, nối liền Trung Quốc với các nước Tây Vực, là con đường quan trọng giao lưu chính trị, kinh tế, tư tưởng và kỹ nghệ văn hoá giữa phương Đông và phương Tây.

    D/H: Một điều đáng nói là, đây là lần đầu tiên Trung Quốc cùng nước khác phối hợp đăng ký, xin công nhận là di sản thế giới.

    H/A: Những nước phối hợp đăng ký với UNESCO, xin công nhận là di sản thế giới, không những có lợi cho thúc đẩy đối thoại, giao lưu, hợp tác giữa các nền văn minh khác nhau, mà còn có lợi cho thúc đẩy hiệu quả sự phát triển kinh tế – văn hoá của các khu vực và các nước.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, trên đây Hùng Anh và Duy Hoa đã giới thiệu với các bạn: Kênh đào Đại Vận Hà và Con đường tơ lụa của Trung Quốc được công nhận là di sản thế giới.

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết, Hùng Anh cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.

    D/H: Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" tuần tới.

    H/A: Hùng Anh xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>