• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Bảo tồn khu phố văn hoá lịch sử: "Môn học bắt buộc" trong làn sóng đô thị hoá

    2013-05-23 17:26:58     cri

    Đứng trước làn sóng đô thị hoá sôi động, làm thế nào bảo tồn khu phố văn hoá lịch sử hình thành vào thời kỳ xã hội nông nghiệp truyền thống, thậm chí thời kỳ xa xưa hơn? Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) và những tổ chức khác đang tổ chức Diễn đàn Quốc tế "Văn hoá: Mấu chốt của phát triển bền vững" tại Hàng Châu, câu chuyện này đã dẫn đến sự trăn trở của nhân sĩ các giới.

    Giám đốc Học viện Nghệ thuật Kiến trúc thuộc Học viện Mỹ thuật Trung Quốc Vương Chú là nhà kiến trúc Trung Quốc đầu tiên được trao giải Pritzker. Khi nhấn mạnh ý nghĩa của khu phố văn hoá lịch sử đối với thành phố, phê bình hiện tượng phá dỡ quy mô và xây dựng quy mô, ông nói: "Khu phố lịch sử như ngày xưa của thành phố, nếu ngày xưa bị phá hủy, thì thành phố sẽ không có ngày nay và ngày mai".

    "Đối với cống hiến kinh tế do văn hoá mang lại, chúng ta không những phải tìm hiểu số liệu thực sự, chẳng hạn sự tăng trưởng GDP, mà còn phải nhìn thấy văn hoá phát huy các vai trò như tăng cường sức gắn kết, tính bao dung và tính lưu động của xã hội, đây là vấn đề quan trọng hơn GDP". Tổng Giám đốc UNESCO I-ri-na Bô-cô-va cho biết, trong quá trình quy hoạch đô thị cũng phải coi trọng vai trò của văn hoá.

    "Sức cạnh tranh của thành phố Hàng Châu là nhờ những di sản văn hoá lịch sử được bảo tồn, nhưng trước kia Hàng Châu cũng từng đi đường vòng, cũng từng bị tác động bởi việc phá dỡ khu phố cũ, xây dựng đô thị mới". Phó Thị trưởng thành phố Hàng Châu Trương Kiến Đình nói thẳng thắn rằng, trước kia một số khu phố văn hoá bị phá dỡ , sau đó mới bắt đầu tìm thấy con đường phát triển đô thị một cách khoa học.

    Tây Hồ Hàng Châu

    Kể từ năm 2002, Hàng Châu bảo tồn và chỉnh lý toàn diện Tây Hồ trong 11 năm liên tiếp, đồng thời đưa 26 khu phố lịch sử và đường lịch sử vào danh sách bảo tồn, tu sửa 236 kiến trúc lịch sử. Tính đến cuối năm 2012, hơn 2000 kiến trúc mang bản sắc thôn quê được bảo tồn và tu sửa.

    Giáo sư Vương Tiêu Băng, Trung tâm Nghiên cứu Di sản Văn hoá phi vật thể Trung Quốc thuộc trường Đại học Trung Sơn phân tích rằng, lúc đầu mới thực thi chính sách cải cách mở cửa, văn hoá chỉ bị coi là "xây dựng sân khấu cho kinh tế", còn hiện nay xã hội ngày càng ý thức được sức mạnh và giá trị to lớn của bề dày di sản văn hoá.

    Nhiều năm qua, cụ Mao Chiêu Tích hơn 80 tuổi dốc sức bảo tồn di tích văn hoá, khu phố văn hoá lịch sử phía tây cầu Củng Thần mà cụ kêu gọi bảo tồn hiện nay đã trở thành một địa điểm lý tưởng để người dân thành phố Hàng Châu cảm nhận văn hoá sông đào. "Giữa phát triển và bảo tồn không có mâu thuẫn, nếu theo quy hoạch vốn có, phá dỡ khu phố rồi xây dựng lại, chỉ để lại một đống đồ cổ giả, hoàn toàn không có sức hấp dẫn".

    Năm 2012, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp sáng tạo văn hoá của Hàng Châu đã chiếm 13,59% Tổng giá trị sản xuất khu vực, đến năm 2015, tỷ lệ này sẽ nâng lên tới 15%. Hiện nay, Hàng Châu đã gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo trên toàn cầu. Có thể nói, di sản văn hoá lịch sử phong phú đã trở thành "linh hồn" của thành phố Hàng Châu, trở thành mấu chốt của phát triển bền vững.

    "Ở nơi có di sản văn hoá phong phú, người ta thông thường có thể dễ dàng thực hiện được ý tưởng của mình, một nơi nếu không có ký ức, thì rất rỗng tuếch, không thể mang lại cảm hứng cho người ta". Ông Charles Landry, người sáng lập Công ty Comedia Anh cho rằng, nếu thành phố không xem xét giá trị của văn hoá, thì giống như mất "ô-xy, sức sống và sức hút", không thể khích lệ người dân thành phố duy trì lòng hiếu kỳ và sức sáng tạo.

    "Di sản thế giới không chỉ riêng là phong cảnh tươi đẹp, điều quan trọng hơn là truyền tải thông tin về tính đa dạng văn hoá và xã hội hài hoà, tượng trưng cho tôn nghiêm, sáng tạo và phát triển của loài người. Khi tiến trình hiện đại hóa và toàn cầu hoá khiến con người cảm thấy hụt hẫng, thì giá trị của văn hoá sẽ ngày càng quan trọng". Tổng Giám đốc UNESCO Bô-cô-va cho biết, xây dựng đô thị sẽ gây nên ảnh hưởng tiêu cực nhất định đối với công tác bảo tồn di sản văn hoá, nhưng, nếu cả xã hội đi đến nhận thức chung về tầm quan trọng của di sản văn hoá, công tác bảo tồn sẽ thu được thành công.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>