• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Ngôi sao võ thuật Thành Long dự định tặng kiến trúc cổ cho Xin-ga-po – Xem xét lại: Đưa kiến trúc cổ ra nước ngoài mới là biện pháp bảo tồn tốt?

    2013-04-11 18:43:45     CRIonline

    Mới đây, diễn viên Thành Long viết 4 bài trên tiểu blog, cho biết ông đang cân nhắc tặng cho nước ngoài 4 trong số 10 kiến trúc cổ được ông sưu tầm 20 năm trước, quyên tặng một kiến trúc cổ cho một trường đại học ở Xin-ga-po dùng để giảng dạy. Được biết, cân nhắc này của ông Thành Long là muốn những kiến trúc cổ được bảo tồn tốt. Thông tin này vừa được tung ra đã dẫn đến cuộc tranh luận sôi nổi. Thành Long có lòng yêu nước nồng nàn tại sao đột ngột nảy sinh ý tưởng tặng kiến trúc cổ cho nước ngoài? Thành Long có được phép tặng kiến trúc cổ cho nước ngoài với tư cách cá nhân không? Chỉ có đưa kiến trúc cổ Trung Quốc ra nước ngoài mới được bảo tồn tốt? Thế thì các kiến trúc cổ trong nước Trung Quốc đang được bảo tồn như thế nào? Ngoài tranh luận ra, liệu Trung Quốc có nên xem xét lại công tác bảo tồn kiến trúc cổ hay không?

    Trên tiểu blog, Thành Long viết rằng, 10 năm trước ông từng cân nhắc tặng những kiến trúc cổ này cho Chính quyền Hồng Công, thảo luận với Chính quyền Hồng Công chuyện cấp đất dùng để bảo tồn những kiến trúc cổ, nhưng mất vài năm vẫn chưa có kết quả. Hai năm trước, Thành Long cùng một người bạn Xin-ga-po nói đến việc này, không lâu sau bạn đã mời Thành Long gặp một quan chức Xin-ga-po, quan chức này lập tức tìm một mảnh đất ở trường Đại học Thiết kế Khoa học-Công nghệ Xin-ga-po. Thành Long nói: "Để sinh viên cả thế giới hiểu biết văn hoá truyền thống và kiến trúc cổ của Trung Quốc, tôi bèn đồng ý tặng 4 trong số 10 kiến trúc cổ mang đặc sắc An Huy cho Xin-ga-po".

    Trên tiểu blog, Thành Long còn cho biết một nguyên nhân khác khiến ông có ý tưởng quyên tặng, "10 kiến trúc gỗ mang đặc sắc An Huy gồm phòng khách, sân khấu và đình nghỉ mát, từ trước đến nay đều để trong nhà kho, bị mối mọt".

    Mới đây, trong chuyến thăm Xin-ga-po, thái độ của trường Đại học Thiết kế Khoa học-Công nghệ khiến Thành Long rất xúc động, "Những học giả và Giáo sư nghiên cứu kiến trúc cổ mang đặc sắc An Huy giới thiệu với tôi họ chuẩn bị trưng bày 4 kiến trúc cổ như thế nào. Khi nhìn thấy những mô hình, ảnh 3D và ảnh quét tinh xảo, tôi biết được họ đã nghiên cứu tường tận và thiết kế môi trường xung quanh để trưng bày tốt 4 kiến trúc cổ". Vì thái độ chuyên môn của bạn, ông Thành Long nói: "Tôi xúc động lắm, thậm chí muốn tặng 6 kiến trúc cổ còn lại cho họ".

    Một hòn đá ném xuống nước gây nên ngàn lớp sóng. Tiểu blog của Thành Long có hàng chục triệu người "theo đuổi". Sau khi tin này được tung ra, lập tức gây nên cuộc tranh luận sôi nổi.

    Có cư dân mạng nói, việc này nhất thiết phải hết sức thận trọng, một khi đưa ra nước ngoài, thì trở thành của nước ngoài, người Trung Quốc muốn xem những kiến trúc cổ này thì sẽ rất khó. Còn có cư dân mạng nói, kiến trúc mang đặc sắc An Huy phải ở khu vực phía nam tỉnh An Huy mới có sức cuốn hút đặc biệt, rời khỏi quê nhà, những kiến trúc cổ này chắc sẽ "phai màu".

    Chưa kể liệu những kiến trúc cổ này mà Thành Long muốn tặng cho nước ngoài có được bảo tồn tốt ở nước ngoài hay không, quyên tặng lần này hợp pháp hay không là một vấn đề cần được giải quyết gấp. Đối với những kiến trúc cổ có lịch sử hơn 400 năm, Thành Long có được phép quyên tặng cho nước ngoài với tư cách cá nhân không?

    Được biết, 7 trong số 10 kiến trúc cổ là nhà cổ và sân khấu cổ thuộc đời nhà Minh và nhà Thanh, có lịch sử từ 200 đến 400 năm, đa số kiến trúc làm bằng gỗ quý như gỗ tử đàn. Sau khi tháo dỡ, nhà cổ được vận chuyển đến Tô Châu tu sửa, rồi vận chuyển đến Hồng Công cất giữ. Hiện nay chưa có chứng cứ chứng minh, những kiến trúc cổ mà Thành Long muốn quyên tặng là cổ vật. Trước điều này, ông Lý Vĩnh Cách, Chủ nhiệm Trung tâm tu sửa kiến trúc cổ Viện Bảo tàng Cố Cung cho biết, những kiến trúc này là cổ vật hay không, trực tiếp ảnh hưởng tới tính hợp pháp đưa chúng ra nước ngoài. Nếu là cổ vật, thì tuyệt đối không được vận chuyển ra nước ngoài. Nếu chỉ là kiến trúc cổ, chứ không phải là cổ vật, ông Lý Vĩnh Cách cho biết, những kiến trúc này sẽ được phép đưa ra nước ngoài, nhưng cách làm này cũng không tốt. Đồ Trung Quốc nên được bảo tồn ở Trung Quốc. Chưa kể khí hậu Xin-ga-po không có lợi cho bảo tồn kiến trúc cổ, chỉ thảo luận những kiến trúc cổ này một khi rời khỏi quê nhà, thì sẽ mất đi giá trị tồn tại.

    Theo báo giới đưa tin, những kiến trúc cổ mang đặc sắc An Huy do Thành Long sưu tầm là nhà cổ phía nam tỉnh An Huy, lúc Thành Long sưu tầm, tỉnh An Huy chưa ban bố điều lệ bảo tồn nhà cổ. Chuyên gia cho rằng, liệu những kiến trúc cổ mang đặc sắc An Huy do Thành Long sưu tầm có được đưa ra nước ngoài hay không, điều then chốt là cấp bảo tồn của những kiến trúc này, nếu là cổ vật, thì chắc chắn không được đưa ra nước ngoài. Còn có chuyên gia đề nghị, dù những kiến trúc này không phải là cổ vật, rời khỏi bản xứ thì mất đi giá trị tồn tại, điều tốt nhất là được bảo tồn trong nước.

    Chuyên gia trong ngành cho biết, kiến trúc mang đặc sắc An Huy chủ yếu tập trung ở khu vực phía nam tỉnh An Huy với thành phố Hoàng Sơn là trung tâm, nhà cổ, nhà thờ tổ, cổng chào cổ là đại diện, trong đó nhà cổ nhiều nhất, đặc trưng là ngói đen, tường hồng, được trang trí bằng điêu khắc gạch, điêu khắc gỗ, điêu khắc đá. Trong đó, là đại diện của những thôn làng cổ và nhà ở cổ ở khu vực phía nam tỉnh An Huy, thôn Tây Đệ, Hoành Thôn ở huyện Y năm 2000 được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới, lấp chỗ trống về loại di sản này trên toàn cầu.

    Trong khu vực Huy Châu cổ có rất nhiều kiến trúc cổ, bảo tồn và quản lý rất khó, theo những quy định hữu quan phân cấp bảo tồn, kinh phí bảo tồn nhà ở cổ dưới cấp tỉnh đều do chính quyền địa phương tự lo, còn khu vực phía nam tỉnh An Huy phổ biến kinh tế kém phát triển, thiếu hụt nghiêm trọng kinh phí bảo tồn kiến trúc cổ. Được biết, trước kia, nhiều nhà sưu tầm dân gian nhận thức được kiến trúc cổ mang đặc sắc An Huy không thể tái sinh và có giá trị thẩm mỹ độc đáo, họ đã lợi dụng chế độ bảo tồn và cơ chế quản lý lúc đó chưa kiện toàn, đua nhau sưu tầm cả kiến trúc tổng thể lẫn các bộ phận cấu thành, mỗi năm có ít nhất 100 ngôi nhà bị thất lạc.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>