• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Văn hoá Trung Hoa và thế giới trong mắt Đại Hoà thượng, Pháp sư Học Thành

    2013-03-14 17:03:49     CRIonline

    Pháp sư Học Thành

    Trong thời gian diễn ra Hai kỳ họp năm nay, Pháp sư Học Thành, Ủy viên Chính Hiệp Trung Quốc vừa bận rộn tham gia kỳ họp, vừa phải tranh thủ giờ rỗi tương tác với hơn 500 nghìn fans của 131 nước trên tiểu blog.

    "Tôi mỗi ngày phải dùng hơn 1 tiếng đồng hồ để tương tác với fans, trả lời các vấn đề do họ đề xuất". Pháp sư Học Thành nói: "Có trả lời mới có thể thu hút càng nhiều fans, khiến họ quan tâm Phật giáo và văn hóa truyền thống Trung Quốc, tiến tới trở thành sứ giả truyền bá văn hoá Trung Quốc ở địa phương".

    Pháp sư Học Thành là Phó Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, kể từ năm 2005, Pháp sư bắt đầu Trụ trì Chùa Long Tuyền Bắc Kinh. Chùa này bắt đầu xây dựng vào đời Liêu, có lịch sử hàng nghìn năm. Năm 2005, Chùa Long Tuyền chính thức mở cửa đối ngoại, trở thành nơi tổ chức hoạt động Phật giáo.

    Pháp sư Học Thành đồng thời còn là Phương trượng của hai chùa có lịch sử lâu đời và nổi tiếng: Chùa Quảng Hoá ở Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Chùa Pháp Môn ở Phù Phong tỉnh Thiểm Tây. Khác với hai chùa nổi tiếng như trên, Pháp sư Học Thành coi Chùa Long Tuyền đang nổi lên là một mặt bằng mới, để thực tiễn nhiều ý tưởng mới của mình về làm thế nào để Phật giáo và văn hóa truyền thống Trung Hoa thích ứng với đời sống hiện đại, hội nhập thế giới.

    Năm 2011, Pháp sư Học Thành mở tiểu blog viết bằng 8 thứ tiếng gồm Trung, Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật, Hàn và Tây Ban Nha, viết hơn 14 nghìn thông tin bằng tiếng Trung, hơn 15 nghìn 500 thông tin bằng tiếng nước ngoài. Năm 2012, Pháp sư Học Thành sử dụng thêm tiếng Thái Lan để cập nhật thông tin, mà Thái Lan là một đất nước tôn sùng Phật giáo.

    Năm ngoái, Pháp sư Học Thành đại diện giới Phật giáo và giới tôn giáo Trung Quốc chủ trì hoặc tham dự hàng loạt hội nghị và hoạt động quan trọng trong và ngoài nước, dấu chân của Pháp sư đi khắp các nước Mỹ, Nhật, v.v cũng như Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hồng Công và Ma-cao. Đồng thời, Chùa Long Tuyền còn đón tiếp nhiều đoàn đại biểu tôn giáo của nhiều nước và tổ chức quốc tế cũng như đoàn đại biểu đạo Cơ Đốc, đạo Thiên Chúa nước ngoài đến tham quan và giao lưu. Ngoài ra, Chùa Long Tuyền còn mời chuyên gia, học giả về lĩnh vực và tôn giáo khác nhau đến từ trong và ngoài nước đến mở các buổi nói chuyện, biến chùa cổ có quy mô không lớn này thành một giảng đường giao lưu tôn giáo và văn hoá quốc tế.

    Khi đề cập tới vì sao nhiệt tình thúc đẩy văn hoá truyền thống Trung Hoa trong đó gồm Phật giáo thích ứng với xã hội hiện đại, hội nhập thế giới, Pháp sư Học Thành nói, một mặt, sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc khiến thế giới không hề quan tâm tình hình của Trung Quốc như hiện nay; mặt khác, trong thời đại toàn cầu hoá, loài người đứng trước khởi điểm chung, Phật giáo và văn hoá truyền thống Trung Hoa cần thiết phải suy nghĩ làm thế nào thích ứng với xã hội và thế giới hiện nay, và góp phần mình vào xã hội và thế giới càng thêm hài hoà.

    Trong khi trả lời phóng viên, Pháp sư Học Thành đặc biệt nhắc đến câu chuyện cao tăng Pháp Hiển sống ở đời Tấn Trung Quốc cách đây hơn 1000 năm. Pháp sư Học Thành nói: "Thời đó, cao tăng Pháp Hiển hơn 60 tuổi không ngại đường xa, trèo đèo lội suối đến Ấn Độ, tinh thần này khuyến khích chúng ta phải cố gắng hơn tiến hành giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và nước ngoài".

    Pháp Hiển là một nhà sư nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, là nhà sư đầu tiên của Trung Quốc đi thỉnh kinh ở nước ngoài.

    Pháp sư Học Thành cho rằng, thực ra, nước ngoài hiểu chưa nhiều đối với Trung Quốc, đòi hỏi càng nhiều người trong đó bao gồm Pháp sư cùng nỗ lực để xóa bỏ sự xa cách về văn hoá.

    Pháp sư Học Thành nói: "Chúng ta sẽ nỗ lực hơn để thích ứng với thế giới ngày nay, truyền bá văn hoá truyền thống Trung Hoa trong phạm vi rộng lớn hơn, tương tác và giao lưu với thế giới một cách tích cực hơn, để thực hiện giao lưu và sự hiểu biết giữa văn hoá phương Đông và phương Tây, đóng góp một phần công sức cho thúc đẩy hoà bình và phát triển trên thế giới".

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>