• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Văn hóa thịnh suy, mọi người đều có trách nhiệm—phỏng vấn người sáng lập Nhà hát Bồng Khao Vương Tường

    2012-06-13 18:01:31     CRIonline

    Nghe Online-I          Nghe Online-II

    Quyên: Xin chào quý vị và các bạn, Lệ Quyên hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hóa".

    Hoa: Duy Hoa xin chào quý vị và các bạn.

    Quyên: Thưa các bạn, trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay chủ yếu có hai nội dung, trong tiết mục phần đầu Lệ Quyên và Duy Hoa sẽ giới thiệu với các bạn người sáng lập nhà hát dân doanh đầu tiên ở Bắc Kinh, một bác sĩ nha khoa yêu thích kịch nói và đầu tư nhiều sức lực cho nhà hát dân doanh đó.

    Hoa: Trong tiết mục phần hai, Nguyễn Thanh sẽ giới thiệu với các bạn nghệ sĩ múa vũ điệu phương Đông Thiệu Văn Cảnh, nghệ sĩ múa vũ điệu phương Đông đầu tiên của Trung Quốc đại lục cùng lúc biểu diễn, giảng dạy và làm giám khảo ở ba châu lục châu Âu, châu Á và châu Mỹ.

    Quyên: Sau đây, chúng ta hãy bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay.

    Hoa: Thưa các bạn, ngõ Nam La Cổ ở quận Đông Thành, Bắc Kinh vì tập trung nhiều cửa hàng đặc sắc và có kiến trúc Tứ Hợp Viện giữ được nguyên vẹn, đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

    Quyên: Rời khỏi con ngõ sầm uất, ồn ào, đi đến ngõ Bắc Binh Mã ở bên cạnh, tâm trạng của mỗi người hầu như yên tĩnh trở lại cùng với những hình ảnh của con ngõ này.

    Hoa: Ở ngõ Bắc Binh Mã trước tiên sẽ nhìn thấy trường Học viện Hý kịch Trung ương, đi tiếp về phía trước, sẽ nhìn thấy một kiến trúc Tứ Hợp Viện đặc thù, đó là Nhà hát Bồng Khao—nhà hát dân doanh đầu tiên ở Bắc Kinh.

    Ảnh: Nhà hát Bồng Khao

    Quyên: Người sáng lập kiêm Giám đốc Nhà hát Bồng Khao Vương Tường là một bác sĩ nha khoa, vì yêu thích kịch nói, năm 2007 thuê một Tứ Hợp Viện và cải tạo thành nhà hát.

    Hoa: Sân nằm ở trung tâm Tứ Hợp Viện đã được "đậy thêm một cái nắp", trở thành nhà hát chứa được 86 người; phòng chính toạ bắc hướng nam trở thành khu vực nghỉ và quán cà phê; còn phòng mé đông và phòng mé tây được cải tạo thành văn phòng và phòng hóa trang.

    Ảnh: Quán cà phê trong nhà hát

    Ảnh: Bên trong Nhà hát "Bồng Khao" 

    Quyên: Anh Vương Tường là một người hâm mộ kịch nói, từng xem kịch "Cô-pen-ha-ghen" hơn ba chục lần, làm ông chủ nhà hát là một ước mơ mang đậm màu sắc lý tưởng, giống như một đứa trẻ say mê đọc truyện tranh có ước mơ làm ông chủ hiệu truyện tranh, mong ngày nào cũng được miễn phí đọc truyện tranh. Nhưng, lý tưởng của bác sĩ nha khoa có sự nghiệp thành công này không hạn chế ở ông chủ nhà hát. Anh nói:

    Ảnh:  Vương Tường, người sáng lập Nhà hát "Bồng Khao" 

    "Xem một vở kịch nói vài chục lần là nhu cầu của cá nhân tôi. Kinh doanh nhà hát có thể nhân rộng thành nhu cầu của xã hội. Cá nhân tôi có thể thông qua các kênh tìm được lượng thông tin mà tôi cần, bao gồm lượng thông tin về sự sống, về xã hội và nghệ thuật. Nhưng còn có nhiều người phải đi đâu mà tìm được? Tôi không mong xã hội chúng ta chỉ có vật chất, trong khi văn hóa, tinh thần và nghệ thuật mãi mãi ở tình trạng tụt hậu."

    Quyên: Thực ra, tên của nhà hát "Bồng Khao" cũng truyền đi thông điệp như vậy. "Bồng Khao" bắt nguồn từ câu thơ "Ngưỡng thiên trường tiếu xuất môn khứ, ngã bối khỉ thị bồng khao nhân" của thi tiên Lý Bạch với tiêu đề thơ là "Nam Lăng biệt nhi đồng nhập kinh".

    Hoa: Sở dĩ đặt tên Bồng Khao cho nhà hát, là vì mong càng nhiều người bình thường tạm thời thoát khỏi những chuyện lặt vặt "Củi gạo dầu muối tương dấm trà" hằng ngày, đến nhà hát thưởng thức kịch nói, để nuôi dưỡng tâm hồn.

    Quyên: Trong 4 năm sau khi thành lập đến nay, có hơn 150 vở kịch Trung Quốc và nước ngoài đạt chất lượng cao đã trình diễn ở nhà hát Bồng Khao với số khán giả gần 100 nghìn người.

    Ảnh: Áp Phích quảng cáo kịch mới "Cô đơn ở ruộng bông"

    Hoa: Chị Ninh Xuân Diễm, đạo diễn Pháp gốc Hoa năm nay đã để kịch mới "Cô đơn ở ruộng bông" của mình trình diễn ở Nhà hát Bồng Khao. Chị rất khâm phục ông chủ nhà hát có khuôn mặt không phải điển trai lắm, vốn là bác sĩ nha khoa này. Chị nói:

    Ảnh: Chị Ninh Xuân Diễm, đạo diễn Pháp gốc Hoa kịch mới "Cô đơn ở ruộng bông"

    "Khác với những người học chuyên môn sân khấu, anh Vương Tường là một người hâm mộ. Nhưng nhiệt tình của anh đối với nghệ thuật sân khấu khiến anh đã trở thành nhân sĩ chuyên ngành trong thời gian rất ngắn, thậm chí anh còn chuyên ngành hơn những người ở Học viện Hý kịch Trung ương nằm ở bên cạnh nhà hát. Anh rất giỏi về lựa chọn tác phẩm kịch nói, những vở kịch được trình diễn ở Nhà hát Bồng Khao đều rất đặc sắc. Tuy nhà hát của anh diện tích rất nhỏ, nhưng rất tinh xảo. Tôi chân thành mong ở Bắc Kinh sẽ xuất hiện ngày càng nhiều nhà hát như thế này."

    Hoa: Khác với nhà hát bình thường, ngay từ lúc đầu Nhà hát Bồng Khao đã định vị là nơi hoạt động văn hóa mang tính công ích, nhà hát không thu tiền thuê sân khấu đối với 80% kịch nói trình diễn ở nhà hát, để giảm thiểu sức ép của nhóm dàn dựng.

    Quyên: Nhà hát Bồng Khao áp dụng hình thức nhà hát đầu tư và làm nhà sản xuất; hoặc áp dụng phương thức nhóm dàn dựng sản xuất, nhóm dàn dựng và nhà hát phân chia doanh thu phòng vé theo tỷ lệ nhất định.

    Hoa: Đối với các vở kịch trình diễn ở nhà hát, anh Vương Tường cùng nhóm anh đều phải tiến hành lựa chọn. Với quan điểm này, nhiều tác phẩm vốn không có cơ hội trình diễn công khai đã được ra mắt khán giả, nhiều người trẻ làm nghệ thuật sân khấu nhận được cơ hội biểu diễn trên sân khấu, cũng khiến nhiều vở kịch nước ngoài chỉ được một số ít khán giả yêu thích được trình diễn ở đây. Anh nói:

     "Đợt đầu cải tạo và vận hành Nhà hát Bồng Khao đã đầu tư hơn 1,2 triệu Nhân dân tệ, toàn bộ do cá nhân tôi gánh chịu. Một xu tiền tôi cũng không muốn thu về, hơn nữa cũng không thu về được. Ban đầu tôi đã biết rõ vốn đầu tư không thu về được. Vì trước kia tôi đã đi nhiều nước châu Âu và Bắc Mỹ, lúc đó tôi đã biết sáng tác nghệ thuật chân chính không liên quan gì tới thương mại."

    Hoa: Anh Vương Tường cho biết, ở khu vực Broadway và xung quanh tập trung hàng nghìn nhà hát nhỏ, mỗi ngày trình diễn và tập diễn hàng trăm vở kịch. Những tác phẩm này đã "thai nghén" vở kịch kinh điển xuất hiện trong tương lai. Vài năm sau, những diễn viên và nhân viên công tác bình thường cũng sẽ ngày một xuất sắc, trở thành diễn viên ngôi sao và nhà sản xuất nổi tiếng.

    Quyên: Đây là một loại đào tạo không nhằm mục đích kinh doanh, đòi hỏi nhà kinh doanh phải có dũng khí "kiên trì vận hành nhà hát mặc dù bị thua lỗ".

    Hoa: Mọi người đều biết, giá nhà và tiền thuê nhà của Bắc Kinh tăng mạnh trong những năm qua, đặc biệt ở khu vực trung tâm thành phố. Tiền thuê hàng năm của một Tứ Hợp Viện đã tăng lên tới khoảng 700 nghìn Nhân dân tệ, thậm chí còn cao hơn.

    Quyên: Để giảm thiểu sức ép kinh doanh, Nhà hát Bồng Khao đã làm những nghề phụ, mở quán cà phê, thậm chí cho thuê nhà hát trong tình trạng không có chương trình biểu diễn, chẳng hạn dành cho đám cưới hoặc buổi nói chuyện v.v.

    Ảnh: Nhà hát "Bồng Khao"

    Hoa: Nhưng mặc dù như vậy, so với mục tiêu cân bằng thu chi vẫn còn khoảng cách rất lớn. Anh Vương Tường cho biết, mỗi ngày phải bỏ 2000 tệ vào nhà hát. Do vậy, nhiều người khuyên anh rời khỏi trung tâm thành phố, đi phát triển ở nơi có tiền thuê thấp hơn, nhưng anh đã từ chối một cách không do dự. Anh nói:

    Quyên: "Nếu ngay ở trung tâm thành phố đều không có nơi hoạt động văn hóa, thì chẳng có ai dám nghĩ ở khu vực ngoại ô có nơi hoạt động văn hóa. Vì vậy tôi đành phải chọn địa điểm ở trung tâm thành phố, chọn chỗ ở bên cạnh trường Học viện Hý kịch Trung ương, chọn chỗ ở bên cạnh ngõ Nam La Cổ—đường phố nghệ thuật thư giãn, như vậy mới tạo điều kiện tiện lợi cho mọi người chú ý tới nhà hát này. Nếu chọn chỗ ở khu vực 798 gần ngoại ô, thì chắc chắn không có người đến, vì không tiện lợi khi đi xem kịch vào buổi tối. Giá nhà và giá đất ở khu vực 798 chắc chắn rẻ hơn, nhưng không thể thuê nhà ở đó. Cho nên tôi thà gánh chịu tiền thuê nhà đắt đỏ, phải làm cho nhà hát tồn tại ở nơi đây."

    Hoa: Điều khiến anh Vương Tường cảm thấy an ủi là, quan điểm của anh dần dần được chấp nhận. Nhà hát Bồng Khao đã có khán giả cố định, nhiều du khách mộ danh đến uống cà phê ở quán cà phê của Nhà hát Bồng Khao. Điều quan trọng hơn là, nhà hát đã nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của Chính quyền.

    Quyên: Trong lúc Nhà hát Bồng Khao đứng trước khó khăn lớn nhất, anh Vương Tường từng nghĩ bán nhà ở của anh. Điều may mắn là trong thời điểm đó anh đã nhận được 500 nghìn Nhân dân tệ đến từ vốn hỗ trợ công ích dành cho chương trình văn hóa và nghệ thuật sân khấu và 200 nghìn Nhân dân tệ đến từ Quỹ lập nghiệp văn hóa.

    Hoa: Để càng nhiều người cảm nhận được sức cuốn hút của nghệ thuật sân khấu, năm 2010, dưới sự hỗ trợ của Chính quyền quận Đông Thành, Nhà hát Bồng Khao đã dẫn đầu tổ chức "Liên hoan Sân khấu ngõ Nam La Cổ". Ý tưởng này bắt nguồn từ Liên hoan Sân khấu Avignon Pháp.

    Quyên: Avignon là một thị trấn nhỏ nằm ở miền nam Pháp, có hơn 300 nhà hát, 80% trong đó đều là nhà hát giản dị, chỉ có vài hàng ghế thôi. Liên hoan Sân khấu diễn ra vào tháng 7 hằng năm khiến thị trấn mộc mạc này trở nên "toả sáng rực rỡ", rất nhiều phương tiện truyền thông đến đưa tin, hơn 500 nghìn du khách kéo đến thị trấn, doanh thu du lịch một tháng khiến giới sân khấu và giới du lịch địa phương thu được bằng giá thành đầu tư cả năm.

    Hoa: Tuy Liên hoan Sân khấu ngõ Nam La Cổ chưa sánh kịp Liên hoan Sân khấu Avignon có lịch sử hơn 60 năm, nhưng Liên hoan ngõ Nam La Cổ đã bắt đầu toả sáng: Từ ban đầu chỉ có 4 vở kịch với 18 buổi biểu diễn, đến năm nay đã có 29 vở kịch với hơn 200 buổi biểu diễn.

    Quyên: Liên hoan Sân khấu ngõ Nam La Cổ tập trung nhiều kịch hay trong và ngoài nước, đã dần dần trở thành một sự kiện văn hóa lớn của Bắc Kinh cứ đến tháng 5 hằng năm. Đối với điều này, anh Vương Tường có cảm xúc sâu sắc. Anh nói:

    Hoa: "Tôi mong xã hội này có càng nhiều không gian về nhiều mặt, không những có không gian vật chất, mà còn có không gian tinh thần, không gian văn hóa và không gian nghệ thuật. Nếu không gian này không tốt, thì mỗi người đều có trách nhiệm. Như tục ngữ nói, nước nhà thịnh suy, mọi người đều có trách nhiệm. Văn hóa thịnh suy, mọi người cũng có trách nhiệm."

    Quyên: Là người đi trước dũng cảm tìm tòi, anh Vương Tường cùng Nhà hát Bồng Khao trải qua nhiều gian nan, nhưng dưới sự hỗ trợ của Chính quyền và sự ủng hộ của khán giả, Nhà hát đã đi lên con đường phát triển đầy hy vọng.

    Hoa: Nhà hát dân doanh này giống như một đóa hoa nhỏ, toả hương đặc biệt ở thành phố Bắc Kinh có lịch sử lâu đời và có bề dày văn hóa.

    Quyên: Thưa các bạn, trên đây Lệ Quyên và Duy Hoa đã giới thiệu với các bạn Nhà hát Bồng Khao—nhà hát dân doanh đầu tiên ở Bắc Kinh cũng như người sáng lập nhà hát Vương Tường.

    Hoa: Các bạn thân mến, mùa hè đã đến, thời tiết ngày càng nóng nực. Mùa này cũng là mùa hoa sen nở rộ. Trong thời tiết nắng nóng, nếu được nhìn thấy hoa sen trên mặt nước hoặc ngửi thấy hương thơm dịu của hoa sen, thì sẽ cảm thấy tâm hồn như dịu lại, thanh thản và thư thái hơn.

    Quyên: Vâng, hoa sen đúng là một loại hoa tiêu biểu trong mùa hè. Để giúp các bạn giảm bớt cảm giác nắng nóng mùa hè, Lệ Quyên và Duy Hoa mời các bạn nghe một bài hát liên quan tới hoa sen, bài hát "Ca khúc hái hoa sen".

    Hoa: Thưa các bạn, trên đây các bạn đã nghe bài hát "Ca khúc hái hoa sen" do ca sĩ Diêu Bối Na thể hiện.

    Quyên: Các bạn thân mến, vũ điệu phương đông là một thể loại múa hấp dẫn, sôi động, nơi bắt nguồn là khu vực Trung Đông, những năm qua vũ điệu này được ngày càng nhiều người Trung Quốc biết đến và thu hút nhiều người học tập.

    Hoa: Trong phần hai của tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Nguyễn Thanh sẽ giới thiệu với các bạn một nghệ sĩ múa vũ điệu phương Đông Trung Quốc tên Thiệu Văn Cảnh, chị yêu thích nghệ thuật múa này, hiện đang thử nghiệm dùng âm nhạc và múa giúp điều trị những trẻ em mắc bệnh tự kỷ. Xin mời anh Nguyễn Thanh.

    Quyên: Cảm ơn Nguyễn Thanh đã giới thiệu với chúng ta một nghệ sĩ múa vũ điệu phương Đông vừa có trình độ múa điêu luyện, vừa có tình thương và lòng nhân ái.

    Hoa: Các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của các bạn.

    Quyên: Lệ Quyên xin hẹn gặp lại các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hóa" kỳ tới.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>