• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Tuần san Văn hóa: "Giải thưởng Khoa học Dứa" lần đầu tiên khêu gợi lòng hiếu kỳ của người Trung Quốc đối với khoa học

    2012-06-06 18:11:50     Xin Hua

    Nghe Online-I          Nghe Online-II

    Quyên: Quý vị và các bạn thân mến, Lệ Quyên hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hóa".

    Hoa: Duy Hoa xin chào quý vị và các bạn.

    Quyên: Thưa các bạn, trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay có ba nội dung chính. Trong nội dung phần đầu, Lệ Quyên và Duy Hoa sẽ giới thiệu với các bạn Giải thưởng Khoa học Dứa Trung Quốc lần đầu tiên, một giải thưởng khoa học thú vị.

    Hoa: Trong nội dung phần hai, Duy Hoa và Lệ Quyên sẽ giới thiệu với các bạn phim truyền hình nhiều tập "Chân Hoàn truyện" rất được khán giả yêu thích. Cuối cùng, Nguyễn Thanh sẽ giới thiệu với các bạn một cô gái thế hệ 9X say mê viết tiểu thuyết.

    Quyên: Sau đây chúng ta hãy bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay, Giải thưởng Khoa học Dứa lần đầu tiên khêu gợi lòng hiếu kỳ của người Trung Quốc đối với khoa học. (Nhạc cắt)

    Hoa: Thưa các bạn, đầu tháng 4 năm nay, Lễ trao Giải thưởng Khoa học Dứa lần đầu tiên đã diễn ra tại Hàng Châu, thành phố miền nam Trung Quốc, đây là một giải thưởng vừa nghiêm túc, vừa lý thú, nhưng lại hơi kỳ quái.

    Quyên: Giải thưởng này là do trang web Guokr.com, một trang web phổ biến kiến thức khoa học rất được giới trẻ yêu thích và Trung tâm Khoa học-Công nghệ tỉnh Chiết Giang cùng thành lập.

    Hoa: Mục đích thành lập Giải thưởng này là, nhằm thông qua trao giải thưởng cho các thành quả nghiên cứu khoa học vừa tràn đầy sức tưởng tượng vừa lý thú của Trung Quốc, khêu gợi lòng hiếu kỳ của người Trung Quốc đối với khoa học. Anh Cơ Thập Tam, người sáng lập trang web Guokr.com nói:

    Quyên: "Sở dĩ đặt tên là Giải thưởng Khoa học Dứa là vì dứa là một loại trái cây vừa chua vừa ngọt, còn Giải thưởng này vừa nghiêm túc về khoa học, vừa lý thú, rất giống cảm giác của dứa mang lại cho mọi người. Giải thưởng này cân đối cả hai mặt tính khoa học và tính thú vị. Các thành quả được trao giải thưởng đều là do Ban giám khảo khoa học lựa chọn từng vòng một, đồng thời khiến công chúng thoạt nghe đã thấy thú vị."

    Hoa: Giải thưởng Khoa học Dứa lần đầu tiên ra đời sau 4 tháng dày công chuẩn bị, cả thảy có 5 giải thưởng gồm Giải Vật lý, Giải Hoá học, Giải Y sinh học, Giải Toán học và Giải Tâm lý học.

    Quyên: Các thành quả khoa học được trao giải, trước tiên phải do Ban giám khảo gồm 15 nhà khoa học đánh giá tổng hợp tính khoa học và tính thú vị, rồi phải do Ban giám khảo ngôi sao gồm 26 đạo diễn, diễn viên và nhà văn nổi tiếng một lần nữa đánh giá tính thú vị. Trong quá trình bình chọn, ban giám khảo đã phát hiện nhiều đề tài thú vị. Anh Cơ Thập Tam nói:

    Hoa: "Chúng tôi phát hiện, nhiều dự án nghiên cứu của Trung Quốc rất thú vị. Chẳng hạn, một dự án nghiên cứu là thông qua quan sát độ nghiêng khi đi của một bà già để phán đoán bà có bị ngã hay không. Còn có người nghiên cứu sự ảnh hưởng của cân nặng của y tá trong bệnh viện giảm béo đối với người giảm béo. Những thành quả nghiên cứu này đều được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành."

    Quyên: Tại hiện trường Lễ trao Giải thưởng Khoa học Dứa lần đầu tiên diễn ra vào tối ngày 7/4, thành quả nghiên cứu "Tay rô-bốt điều khiển nhờ óc khỉ" được trao Giải Vật lý, thành quả nghiên cứu "Chất mùi vị chính của canh gà nấu bằng nồi đất" được trao Giải Hoá học.

    Hoa: Thành quả nghiên cứu "Thông qua nhiễm sắc thể Y giải mã thân thế của Tào Tháo" được trao Giải Y sinh học. Điều đáng nói là, ông Ba-ri Ma-shan (Barry Marshall), nhà nghiên cứu Ô-xtrây-li-a được trao Giải Nô-ben Y học năm 2005 đã đích thân trao Giải Y sinh học cho người nhận giải.

    Quyên: Ngoài ra, thành quả nghiên cứu "Biểu diễn nhảy múa của con rô-bốt tại Dạ hội liên hoan Tết Nguyên đán năm 2012" được trao Giải Toán học.

    Hoa: Với dự án nghiên cứu "Đếm tiền có thể giúp giảm thiểu cơn đau", bà Chu Hân Duyệt, Giáo sư Tâm lý học trường Đại học Trung Sơn đã được trao Giải Tâm lý học.

    Quyên: Những năm qua, nhóm nghiên cứu do Giáo sư Chu Hân Duyệt dẫn đầu đã tiến hành 500 lần thí nghiệm đối với 500 lượt người, họ phát hiện đếm tiền hoặc dùng từ đơn trong có chữ tiền để đặt câu, có thể giúp giảm thiểu cơn đau của người tham gia thí nghiệm. Tại lễ trao giải, bà vừa cười vừa nói:

    Hoa: "Nghiên cứu tiền dễ bị người khác khinh thường. Trong giới học thuật ít có người thích trò chuyện về tiền. Đây có hai nguyên nhân, một là, trò chuyện về tiền được cho rằng tương đối thấp hèn; hai là, nhà khoa học đều nghèo, trò chuyện về tiền làm phương hại tới lòng tự trọng và tình cảm. Vì vậy, phải nói rằng tôi bất chấp 'nguy hiểm' mà nghiên cứu tiền."

    Quyên: Ngoài thành quả nghiên cứu khoa học chuyên ngành ra, Giải thưởng Khoa học Dứa còn đặc biệt đặt "Giải Phát minh" và "Giải Viễn tưởng".

    Hoa: Giải Phát minh đã trao cho sinh viên trường Đại học Thanh Hoa là Vương Nhất Nam và Tưởng Trình Vũ.

    Quyên: Vương Nhất Nam là sinh viên năm thứ 4 Học viện Mỹ thuật, Tưởng Trình Vũ là nghiên cứu sinh khoa Toán học. Họ đã phát minh một chiếc máy có thể phát ra ngôn ngữ máy móc có thanh điệu khác nhau khi người chạm vào. Vương Nhất Nam nói:

    Hoa: "Máy này của chúng tôi có tên là Thượng Cổ Quan Sát Giả". Khắp thân máy đều có 'con mắt', hơn nữa lại là mắt cận thị. Khi bạn chạm vào thân máy, nó sẽ trả lời bằng phương thức nháy mắt. Đồng thời, nó có thể phát ra tiếng khác nhau thông qua ghi lại các số liệu như diện tích và tốc độ mà bàn tay của người sờ đến quả cầu tĩnh điện, chúng tôi gọi loại tiếng này là ngôn ngữ ngoài hành tinh. Chúng tôi muốn bày tỏ quan điểm, không phải máy móc nào cũng đều không có sự sống, vật có hình thù kỳ quái cũng không phải đều là xấu. Thực ra chúng tôi chỉ là thích chơi."

    Quyên: Kể đến nguyên nhân thành lập Giải thưởng Khoa học Dứa, anh Cơ Thập Tam nói thẳng thắn rằng là vì được gợi ý của Giải Nô-ben "không tưởng" (Ig Nobel) Mỹ.

    Hoa: Năm 1991, Giải Nô-ben "không tưởng" do một tạp chí khoa học hài hước Mỹ "Niêm giám nghiên cứu không thể tưởng tượng được" thành lập, những thành quả khoa học được trao Giải Nô-ben "không tưởng" không thể khiến khoa học xuất hiện bước tiến mang tính cách mạng, nhưng có thể khêu gợi hứng thú của mọi người đối với khoa học, y học và công nghệ.

    Quyên: So với Giải Nô-ben "không tưởng" giữ thái độ châm biếm và tự trào đối với giới khoa học, khẩu hiệu của Giải thưởng Khoa học Dứa là "Kính chào lòng hiếu kỳ", nghĩa là thông qua trao giải thưởng cho các thành quả nghiên cứu khoa học có sức tưởng tượng và thú vị, khêu gợi lòng hiếu kỳ và nhiệt tình của công chúng đối với khoa học. Anh Cơ Thập Tam nói:

    Hoa: "Nếu màu sắc châm biếm và tự trào quá đậm, có khả năng vấp phải sự phản đối của giới khoa học. Vì vậy, chúng tôi mong thời gian đầu mới thành lập Giải thưởng này, thông qua khích lệ các thành quả nghiên cứu khoa học có sức tưởng tượng và thú vị, để làm cho càng nhiều công chúng có hứng thú tìm hiểu khoa học, làm cho khoa học tiếp cận hơn công chúng."

    Quyên: Đối với người trẻ tuổi như Vương Nhất Nam và Tưởng Trình Vũ cho rằng khoa học rất thú vị, tương lai của họ rất nhiều hy vọng. Tạo một mặt bằng giao lưu cho họ, có lẽ vô tình lát viên gạch hy vọng cho sự phát triển của khoa học Trung Quốc. Em Tưởng Trình Vũ nói:

    Hoa: "Chúng tôi phát hiện giữa các môn học khác nhau có nhiều cơ hội tập hợp, có thể xuất hiện rất nhiều khả năng. Những môn học trước kia được coi là hoàn toàn khác nhau, hiện nay đã có cơ hội tập hợp lại, chẳng hạn, giữa nghệ thuật sân khấu và toán học, chúng tôi được biết có người đang nghiên cứu, chúng tôi cũng mong cùng làm những việc như thế này với họ. Đây là chuyện rất thú vị. Sự tập hợp của những lĩnh vực khác nhau có thể sáng tạo ra sức thể hiện hoàn toàn mới. Đây là thu hoạch lớn nhất của tôi tại lễ trao giải lần này."

    Quyên: Qúy vị và các bạn thân mến, trên đây Lệ Quyên và Duy Hoa đã giới thiệu với các bạn Giải thưởng Khoa học Dứa lần đầu tiên của Trung Quốc, một giải thưởng khoa học thú vị.

    Hoa: Thưa các bạn, thời gian này phim truyền hình nhiều tập "Chân Hoàn Truyện" đang chiếu trên kênh vệ tinh của nhiều đài truyền hình của Trung Quốc và rất được khán giả yêu thích.

    Quyên: Phim "Chân Hoàn Truyện" cải biên từ tiểu thuyết đăng trên mạng In-tơ-nét, tác giả là Lưu Liễm Tử. Bộ phim nói về cuộc đấu tranh quyền lực và tình yêu của những cung tần mỹ nữ trong chốn thâm cung thời vua Ung Chính đời nhà Thanh.

    Hoa: Vai chính trong phim Chân Hoàn vốn là một thiếu nữ ngây thơ, thuần khiết, không màng thế sự, dưới sự chèn ép, mưu mô của những kẻ hiểm độc trong chốn thâm cung, Chân Hoàn bắt buộc phải tự cứu mình và cuối cùng trở thành người thống trị tam cung lục viện.

    Quyên: Nhưng để ngồi lên được vị trí cao nhất đó, Chân Hoàn đã phải trả giá bằng tình yêu của đời mình.

    Hoa: Sau đây mời các bạn thưởng thức bài hát chủ đề phim "Chân Hoàn Truyện" là bài hát "Kiếp Hồng Nhan" do ca sĩ Diêu Bối Na thể hiện.

    (Bài hát "Kiếp Hồng Nhan")

    Quyên: Thưa quý vị và các bạn, các bạn vừa nghe là bài hát "Kiếp Hồng Nhan", bài hát chủ đề phim "Chân Hoàn Truyện".

    Hoa: Tác giả của tiểu thuyết "Chân Hoàn Truyện" Lưu Liễm Tử vốn có tên là Ngô Tuyết Lam, sinh năm 1984, tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Chiết Giang, hiện làm giáo viên ở một trường trung học.

    Quyên: Năm 2005, chị Ngô Tuyết Lam bắt đầu sáng tác tác phẩm văn học. Truyện dài "Hậu cung. Chân Hoàn truyện" đầu tiên đăng trên mạng In-tơ-nét và đã thu hút rất nhiều độc giả. Năm 2007, truyện dài này đã được xuất bản chính thức.

    Hoa: Hiện nay, ở Trung Quốc có nhiều người yêu thích văn học đều tích cực đăng tác phẩm văn học của mình trên mạng In-tơ-nét, mong thông qua mặt bằng này khiến mình được nhiều độc giả biết đến, chấp nhận và yêu thích.

    Quyên: Trong phần ba của tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Nguyễn Thanh sẽ giới thiệu với các bạn một cô gái say mê viết tiểu thuyết, tác phẩm văn học của chị cũng rất được hoan nghênh và đã cải biên thành phim truyền hình như chị Lưu Liễm Tử.

    Hoa: Sau đây, mời Nguyễn Thanh giới thiệu với chúng ta tác giả mạng thế hệ 9X Mộ Dung Yên Nhi.

    Quyên: Cảm ơn Nguyễn Thanh đã giới thiệu với chúng ta tác giả 9X Mộ Dung Yên Nhi say mê viết tiểu thuyết.

    Hoa: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của các bạn, xin chào quý vị và các bạn.

    Quyên: Lệ Quyên xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" kỳ tới.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>