• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Những điểm đến hấp dẫn trong dịp Tết Nô-en: Những nhà thờ chính ở Bắc Kinh; Ngõ Nam La Cổ ở Bắc Kinh có màu sắc sặc sỡ

    2011-12-29 16:48:05     CRIonline

    Nghe Online-I             Nghe Online-II

    Hùng Anh: Xin chào quý vị và các bạn, Hùng Anh hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hóa".

    Duy Hoa: Duy Hoa xin chào quý vị và các bạn.

    Anh: Thưa các bạn, thứ bẩy tuần trước là đêm Nô-en, tuy là Tết của phương Tây, nhưng Tết Nô-en vẫn nhận được sự đón nhận ngày càng nồng nhiệt của thế hệ trẻ Trung Quốc.

    Hoa: Vì vậy, ở các thành phố lớn của Trung Quốc, trong thời gian này đâu đâu cũng có thể nhìn thấy cây thông Nô-en trên treo đầy đèn màu, tạo nên bầu không khí tưng bừng đón Tết Nô-en.

    Anh: Các cửa hàng dù lớn hay nhỏ đều tổ chức hoạt động khuyến mại, ở các nhà hàng, nơi vui chơi giải trí và khách sạn cũng treo đèn màu, trang trí trứng màu, bố trí người hoá trang thành ông già Nô-en để đón chào khách hàng.

    Hoa: Kể đến nơi có bầu không khí Tết Nô-en đậm đà nhất, thì phải nói là nhà thờ. Giống như đêm Nô-en nhiều người Hà Nội đến Nhà thờ lớn Hà Nội cảm nhận bầu không khí náo nhiệt đặc sắc phương Tây này, ở Bắc Kinh những nhà thờ cũng là nơi tụ tập nhiều người trong đêm Nô-en.

    Anh: Ngoài ra, phải kể đến những điểm đến hấp dẫn khác trong dịp Tết Nô-en ở Bắc Kinh, đó là ngõ Nam La Cổ rất được người dân thành phố và du khách hoan nghênh trong những năm qua.

    Hoa: Thế thì trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa sẽ giới thiệu với các bạn hai nội dung bao gồm những nhà thờ chính ở Bắc Kinh và Ngõ Nam La Cổ.

    Anh: Sau đây chúng ta hãy bắt đầu nội dung chính hôm nay.

    Hoa: Thưa các bạn, Bắc Kinh cả thảy có 11 nhà thờ, trong đó có 6 nhà thờ đạo Thiên Chúa, 5 nhà thờ đạo Tin lành, phân bố ở phía đông, tây, nam, bắc của thành phố. Trong dịp trước và sau Nô-en và Tết Nô-en, nhà thờ đều tổ chức hoạt động đón tết trọng thể.

    Anh: Nhà thờ đạo Thiên Chúa có lịch sử lâu đời nhất là Nhà thờ Tuyên Vũ, cũng được gọi là "Nam Đường", bắt đầu xây dựng vào năm 1650, cố đạo I-ta-li-a Matteo Ricci và cố đạo Đức Johann Adam Schall Von Bell đều từng là người phụ trách của nhà thờ này.

    Hoa: Ngoài ra, nhà thờ Tây Thập Khố kết hợp cả phong cách phương Tây và phương Đông, nhà thờ Vương Phủ Tỉnh có quảng trường đẹp cũng rất đáng tham quan.

    Anh: Còn nhà thờ chính của đạo Tin lành Bắc Kinh là nhà thờ Sùng Văn Môn, tiếp đến là nhà thờ Hàng Ngõa Thị nằm ở Tây Tứ cũng khá nổi tiếng trong và ngoài nước.

    Hoa: Các hoạt động chào mừng Tết Nô-en của nhà thờ chủ yếu gắn liền với thánh ca, trong thời gian giữa hai bài hát là hoạt động cầu nguyện, cảm tạ và một số câu chuyện Tết Nô-en.

    Anh: Đa số hoạt động bắt đầu từ 7 giờ tối, kéo dài 2-3 tiếng đồng hồ. Nhưng, kể từ 4 giờ chiều, ở ngoài cổng các nhà thờ đã bắt đầu có rất nhiều người xếp hàng dài.

    Hoa: Sau đây, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu 8 nhà thờ chính ở Bắc Kinh với các bạn.

    Anh: Nhà thờ giới thiệu đầu tiên là Nhà thờ Nam Đường nằm ở số 141 đường Tiền Môn Tây, quận Tây Thành, là nhà thờ đạo Thiên Chúa có lịch sử lâu đời nhất ở Bắc Kinh.

    Hoa: Năm 1605, đời Minh, do cố đạo I-ta-li-a Matteo Ricci chủ trì xây dựng; năm 1650, đời Thanh, cố đạo Đức Johann Adam Schall Von Bell với chức quản lý Khâm Thiên Giám chủ trì xây dựng lại. Sau đó vì nguyên nhân hoả hoạn hoặc phong trào, nhà thờ này trải qua nhiều lần xây dựng lại.

    Anh: Nhà thờ hiện nay xây dựng vào năm 1904. Toà nhà chính là kiến trúc phong cách Goth, có diện tích khoảng 1300 mét vuông, các kiến trúc kèm theo có diện tích khoảng 400 mét vuông.

    Hoa: Trong nhà thờ Nam Đường có hai bia đá của nhà thờ cũ, một bia đá ghi lại câu chuyện vua Thuần Trị cho phép xây dựng nhà thờ đạo Thiên Chúa, đến nay chữ khắc trên bia đá đã mờ, không rõ, khảm trên bức tường trước toà nhà chính; còn ở bức tường phía tây của toà nhà chính vốn có một cây Thánh giá bằng sắt cao khoảng 4 mét, là cổ vật sớm nhất của Nam Đường.

    Anh: Nhà thờ thứ hai là Nhà thờ Tây Thập Khố, nằm ở số 33 đường Tây Thập Khố, quận Tây Thành, cũng được gọi là Bắc Đường, là nhà thờ đạo Thiên Chúa lớn nhất Bắc Kinh.

    Hoa: Nhà thờ Bắc Đường là kiến trúc mang phong cách Goth, bình diện của nhà thờ là hình cây Thánh giá, có diện tích khoảng 2200 mét vuông, cao 16,5 mét, còn đỉnh cao của gác chuông cao khoảng 31 mét.

    Anh: Trước nhà thờ có Nguyệt Đài, ba phía là lan can bằng đá Hán Bạch Ngọc, trong nhà thờ có gian làm lễ chính, nhà Khổ Nạn và lầu hát kinh thánh.

    Hoa: Ở hai bên cổng chính của nhà thờ là hai đình kiểu Trung Quốc trong có bia đá, trên bia đá là chữ của vua Càn Long. Phong cách phương Tây và phương Đông xen kẽ nhau, rất đặc sắc.

    Anh: Trong nhà thờ có 300 cây cột lớn, khung vòm màu vàng, cửa sổ với 80 mảnh pha lê màu, rất giống Nhà thờ Đức bà Pa-ri.

    Hoa: Nhà thờ thứ ba là Nhà thờ Đông Đường, cũng được gọi là Nhà thờ Vương Phủ Tỉnh, là một trong 4 nhà thờ đạo Thiên Chú lớn ở Bắc Kinh, do hai linh mục Lodovico Buglio (người I-ta-li-a) và Magalhaes (người Bồ Đào Nha) chủ trì xây dựng.

    Anh: Những năm cuối đời Minh, 2 linh mục truyền giáo ở Tứ Xuyên. Đến những năm đầu đời Thanh, họ bị binh lính quân đội nhà Thanh bắt và áp giải đến Bắc Kinh, làm ở Túc Vương Phủ.

    Hoa: Năm 1655, vua Thuận Trị cấp cho hai linh mục một ngôi nhà và một khoảng đất trống, họ bèn xây dựng một nhà thờ trên khoảng đất trống, tức là nhà thờ Đông Đường sớm nhất.

    Anh: Trong Nhà thờ Đông Đường từng bảo tồn nhiều bức chân dung của vua do họa sĩ cung đình người I-ta-li-a Giuseppe Castiglione vẽ. Năm 1807, nhà thờ bị hoả hoạn.

    Hoa: Năm 1884, xây dựng lại nhà thờ kiểu La Mã, nhưng lại bị thiêu hủy trong Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn. Năm 1904, triều đình nhà Thanh dùng "khoản tiền bồi thường năm Canh Tý" xây dựng lại nhà thờ, tức Nhà thờ Đông Đường hiện nay.

    Anh: Nhà thờ Đông Đường nằm ở phố Vương Phủ Tỉnh sầm uất của thành phố Bắc Kinh. Nếu đêm Nô-en các bạn có dịp đến thăm nhà thờ, thì có thể vừa dạo phố Vương Phủ Tỉnh, vừa tham quan nhà thờ.

    Hoa: Nhà thờ thứ 4 là nhà thờ Tây Đường nằm ở đường Tây Trực Môn Nội. Là nhà thờ được xây dựng muộn nhất trong bốn nhà thờ đạo Thiên Chúa lớn ở Bắc Kinh.

    Anh: Năm 1705, giám mục Tournon đến Bắc Kinh, trong số những người tháp tùng có linh mục Teodoricus Pedrini, sau đó linh mục này dạy các vị hoàng tử môn học phương Tây ở cung đình.

    Hoa: Năm 1723, linh mục Teodoricus mua một khoảng đất ở đường Tây Trực Môn Nội, rồi xây dựng nhà thờ đạo Thiên Chúa.

    Anh: Năm 1811, nhà thờ bị thiêu hủy. Năm 1867 được xây dựng lại. Năm 1900 lại bị phá hủy, năm 1912 lại xây dựng lại. Nhà thờ này mang phong cách Goth.

    Hoa: Nhà thờ thứ 5 là Nhà thờ Sùng Văn Môn thuộc đạo Tin lành, bắt đầu xây dựng vào năm 1870, lúc đó có tên là Nhà thờ Asbury, là để kỷ niệm giám mục Asbury.

    Anh: Lúc nhà thờ mới xây xong, hình dáng bên ngoài giống như hiện nay, chỉ là quy mô hơi nhỏ, chỉ có thể chứa được 400-500 người.

    Hoa: Cùng với tín đồ ngày càng nhiều, năm 1880 nhà thờ đã được xây dựng lại, đến năm 1882 khánh thành. Nhưng, mùa hè năm 1900, nhà thờ này bị thiêu hủy trong Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn. Năm 1902 triều đình nhà Thanh cấp vốn xây lại, đến năm 1904 khánh thành.

    Anh: Nhà thờ Sùng Văn Môn là nhà thờ đạo Tin lành lớn nhất Bắc Kinh. Trong chuyến thăm Trung Quốc năm 1998, Tổng thống Mỹ Clin-tơn từng đến nhà thờ này tham gia Thánh lễ Misa.

    Hoa: Nhà thờ thứ 6 là Nhà thờ Chu Thị Khẩu nằm ở phố Tiền Môn Ngoại, bắt đầu xây dựng vào năm 1904, cuối đời Thanh, là nhà thờ đạo Tin lành với bề ngoài mang phong cách Goth đơn giản duy nhất ở phía nam thành phố Bắc Kinh.

    Anh: Nhà thờ này là kiến trúc 3 tầng, có thể cùng lúc chứa hàng nghìn người làm lễ. Cả bề ngoài lẫn trang trí bên trong đều rất mộc mạc. Điều khác với các nhà thờ khác là, từ khi mới xây dựng, nhà thờ này là do linh mục Trung Quốc chủ trì.

    Hoa: Vì nằm ở phố Tiền Môn Ngoại, một phố thương mại sầm uất, các bạn nếu có dịp đi thăm nhà thờ này, cũng có thể dạo phố Tiền Môn.

    Anh: Nhà thờ thứ 7 là Nhà thờ Hàng Ngõa Thị nằm ở số 57 đường Tây Tứ Nam, tọa tây hướng đông, bề ngoài và trang trí bên trong đều rất giản dị, nhà thờ này là nhà thờ đạo Tin lành có lịch sử lâu đời nhất thành phố Bắc Kinh.

    Hoa: Thời trẻ tuổi, nhà văn nổi tiếng Lão Xá từng học tiếng Anh ở trường học buổi tối do Nhà thờ Hàng Ngoã Thị tổ chức, còn từng ở sân nhà sau nhà thờ một thời gian, hơn nữa còn nhận lễ rửa tội, gia nhập đạo Tin lành, cùng một số tín đồ yêu nước khởi xướng hoạt động giáo hội tự lập, tự nuôi, tự truyền ở nhà thờ này.

    Anh: Nhà thờ thứ 8 là nhà thờ ngõ Đông Giao Dân, là nhà thờ cuối cùng do cố đạo xây dựng ở Trung Quốc, cũng được gọi là Nhà thờ Xanh Mi-cha-en, nằm ở số A13 ngõ Đông Giao Dân, quận Đông Thành.

    Hoa: Nhà thờ ngõ Đông Giao Dân là một kiến trúc hai tầng mang phong cách Goth, xây dựng vào năm 1901. Nhà thờ ngõ Đông Giao Dân nổi tiếng bằng tượng khắc thiên sứ tuyệt đẹp trên phía trên của cổng chính.

    Anh: So với bốn nhà thờ đạo Thiên Chúa ở Bắc Kinh gồm Nam Đường, Bắc Đường, Đông Đường và Tây Đường, Nhà thờ đạo Thiên Chúa ở ngõ Đông Giao Dân có lịch sử rất ngắn, quy mô rất nhỏ, nhưng kiến trúc tinh xảo, đồng thời cũng là một trong số ít nhà thờ đạo Thiên Chúa ở Bắc Kinh không bị phá huỷ hoàn toàn và trải qua trùng tu.

    Hoa: Thưa các bạn, trên đây Hùng Anh và Duy Hoa đã giới thiệu với các bạn 8 nhà thờ chính ở thành phố Bắc Kinh. Sau đây Duy Hoa và Hùng Anh mời các bạn thưởng thức bài hát "Đêm bình yên" do ca sĩ Mỹ Tâm thể hiện, chúc các bạn bình yên, hạnh phúc.

    (Bài hát "Đêm bình yên")

    Anh: Trên đây, các bạn đã thưởng thức bài hát "Đêm bình yên" do ca sĩ Mỹ Tâm trình bày. Tiếp theo, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với các bạn ngõ Nam La Cổ ở Bắc Kinh có màu sắc sặc sỡ.

    Hoa: Từng có người nói, giống như các ngõ ngách khác của Bắc Kinh, mọi thứ của ngõ Nam La Cổ cũng là màu xám—gạch và ngói của nhà ở là màu xám, tường là màu xám, sau khi màu xám phai đi và bong đi theo thời gian, gạch hiện lên vẫn là màu xám.

    Anh: Ngõ Nam La Cổ này có lịch sử 800 năm, trải qua năm tháng bể dâu, hiện nay thể hiện lên sức sống đặc biệt.

    Hoa: "Màu sắc sặc sỡ" trở thành chủ đề của Ngõ Nam La Cổ, những cửa hàng và quán cà phê đa dạng và đặc sắc cũng như du khách có làn da khác nhau đến từ khắp nơi trên thế giới đã thêm màu sắc sặc sỡ cho khu phố cổ này.

    Anh: Ở ngõ Nam La Cổ có một cửa hàng có nền màu vàng sáng. Chủ nhà Da-xi-ni-ma đặt tên "A-ma-la" cho cửa hàng chuyên bán đồ trang sức Tây Tạng này.

    Hoa: Ba tháng trước, anh Da-xi-ni-ma vừa từ Tây Tạng đến Bắc Kinh mở cửa hàng, anh cho biết, đồ được du khách nước ngoài hoan nghênh nhất trong cửa hàng là bát Tĩnh Tâm.

    Anh: Bát Tĩnh Tâm làm bằng đồng, đặt bát vào lòng bàn tay trái, dùng que gỗ áp sát vào bát quay theo chiều kim đồng hồ, bát đồng màu vàng sẽ phát ra tiếng vo vo như truyền từ nơi xa. Anh Da-xi-ni-ma nói:

    (tiếng động)

    Hoa: "Các bạn nước ngoài thích nhất là bát Tĩnh Tâm, vì tiếng nó phát ra có thể khiến người ta bình tĩnh trở lại trong lúc thấy bối rối, không yên."

    Anh: Anh Da-xi-ni-ma cho biết, theo Phật giáo Tây Tạng, màu vàng là màu chuyên giành cho đồ dùng tôn giáo, tượng trưng cho cao quý. Vì vậy, trang trí bên trong và bên ngoài đều là màu vàng sáng.

    Hoa: Trong văn hóa Trung Hoa, màu vàng có nội hàm lịch sử hết sức phong phú, nhưng nếu đối chiếu so sánh, màu trắng thời thượng hơn. Cửa hàng thời trang có tên Initial là một cửa hàng có gam màu trắng, sàn nhà, trần nhà và tường trong cửa hàng đều là ván gỗ dài quét sơn màu trắng, vừa đơn giản vừa sáng.

    Anh: Danh thiếp của chủ nhà Heva là card màu trắng, trên không in giới thiệu rườm rà, chỉ in chữ "Initial" màu vàng nhạt ở phía trên bên phải tấm danh thiếp.

    Hoa: Chủ nhà Heva nói, mục đích mở cửa hàng không phải là vì kiếm lợi nhuận, mà là xây dựng thương hiệu của mình, mang lại cảm giác khác nhau cho du khách Trung Quốc và nước ngoài. Heva nói:

    (tiếng động)

    Anh: "Chúng tôi có một nhóm thiết kế sư đến từ Hồng Công. Nhân viên của trụ sở tại Hồng Công được cử đến cửa hàng ở ngõ Nam La Cổ. Ngõ Nam La Cổ là một ngõ cổ có lịch sử 800 năm, trang trí nội thất của chúng tôi khá mốt, chủ yếu muốn thể hiện sự cọ xát giữa thời thượng với cổ kính."

    Hoa: Ở ngõ Nam La Cổ có một quán cà phê tên là "Nghịch Lịch", trong nhà hàng rộng có một đàn pi-a-nô và một bộ trống. Bà chủ cho biết, buổi tối nhà hàng thường tổ chức buổi hoà nhạc Jazz, thu hút nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Bà chủ Trần Nghiên nói: (tiếng động)

    Anh: "Quán cà phê của chúng tôi là màu cầu vồng, có đủ 7 màu quang phổ rực rỡ. Rượu cốc-tay của nhà hàng chúng tôi rất đặc sắc, hàng ngày đều đưa ra loại mới, chỉ riêng trên thực đơn có 50 loại, còn có một số viết trên bảng đen nhỏ."

    Hoa: Bà chủ trẻ tuổi Trần Nghiên cùng chồng kinh doanh quán cà phê này đã 4 năm. Trên nóc nhà của quán cà phê treo chiếc ô giấy Trung Quốc nhiều màu sắc, cùng với bình rượu cốc-tay các hình dáng trên quầy, rất thu hút khách hàng.

    Anh: Bà chủ Trần Nghiên nói, "cầu vồng" là màu sắc của quán cà phê, cũng là màu sắc của ngõ Nam La Cổ.

    Hoa: Đối với người nước ngoài, quán rượu và quán cà phê ở ngõ Nam La Cổ có sức cuốn hút đặc biệt. Cô gái I-ta-li-a Alesandra đã sống ba năm ở Trung Quốc, đối với ngõ Nam La Cổ, chị có sự hiểu biết khác nhau. Chị nói: (tiếng động)

    Anh: "Ánh đèn ở quán rượu có khi là màu hoa đào, có khi là màu đen khiến người không nhìn thấy gì cả. Nếu pha hai màu sắc này lại, thì ngõ Nam La Cổ là màu tím."

    Hoa: Khi phỏng vấn ở ngõ Nam La Cổ, phóng viên gặp hai thanh niên nước ngoài đứng trên vỉa hè và ăn thịt nướng.

    Anh: Hai thanh niên đến từ Đức, cô gái tên là Jessica, chàng trai tên là Andrey. Chị Jessica nói, ngõ Nam La Cổ là màu đỏ, vì ở đây tràn đầy hương vị cuộc sống, tràn đầy đam mê của con người đối với cuộc sống.

    Hoa: Còn anh Andery dùng từ "nhiều màu sắc" để khái quát ấn tượng đầu tiên của ngõ Nam La Cổ để lại cho anh. Anh nói: (tiếng động)

    Anh: "Ngõ này rất thú vị, có nhiều màu sắc. Nhiều người mặc áo màu đen, tường là màu xám, còn các cửa hàng có các loại màu sắc. Điều duy nhất khiến tôi đáng tiếc là, ở ngõ này tôi không tìm thấy nhà hàng bán sủi cảo, mọi người nói ở đây không có nhà hàng sủi cảo."

    Hoa: Chị Jessica nói, người Trung Quốc rất nhiệt tình, rất hữu hảo, Bắc Kinh để lại ấn tượng rất tốt cho chị.

    Anh: Ngõ Nam La Cổ là khu phố cổ nhất Bắc Kinh, không phải chỉ có một màu sắc là màu xám, mà là nhiều màu sắc và đa dạng.

    Hoa: Ngõ Nam La Cổ là một hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc—ở đây vừa có văn hóa cổ kính và rực rỡ, vừa có nhiều câu chuyện cảm động.

    Anh: Hiện nay, Ngõ Nam La Cổ đang đón chào thế giới với tấm lòng mở cửa hơn và bao dung hơn.

    Hoa: Thưa các bạn, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.

    Anh: Hùng Anh xin gặp lại quý vị và các bạn trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" tuần tới.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>