• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Khai thác và quảng bá nét đẹp của nghệ thuật ngâm vịnh

    2011-09-08 15:19:22     CRIonline

    Theo tin Đài chúng tôi: Ngâm vịnh có nghĩa là đọc thơ theo tiết tấu và vần điệu, là phương thức truyền thống ngâm thơ chữ Hán, đã có lịch sử hơn 2000 năm, truyền từ thế hệ này đến thế hệ kia. Đa số thơ chữ Hán được sáng tác theo phương thức ngâm vịnh, cho nên cũng chỉ có thể thông qua phương thức ngâm vịnh mới có thể cảm nhận sâu sắc nội hàm tinh thần và ý vị thẩm mỹ của thơ ca. Nghệ thuật ngâm vịnh là Di sản văn hoá phi vật thể của Trung Quốc, được công nhận là một trong những nghệ thuật thể hiện sức cuốn hút độc đáo của văn hóa Trung Quốc, rất nổi tiếng trên trường quốc tế.

    Ngâm vịnh là hình thức ngâm thơ truyền thống của Trung Quốc, kể từ thời kỳ Tiên Tần, thông qua hệ thống giáo dục như trường tư thục và trường công lập, khẩu truyền tâm thụ, truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Ông Từ Kiện Thuận, Tổng Thư ký Hiệp hội Nghệ thuật Ngâm vịnh Trung Hoa, Phó Giáo sư trường Đại học Dân tộc Trung ương cho biết:

    "Trong thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, vì hệ thống giáo dục thời đó không chấp nhận học lực của trường tư thục, nghệ thuật ngâm vịnh cùng với trường tư thục rút khỏi hệ thống giáo dục. Kể từ thời kỳ đó đã có người nghiên cứu nghệ thuật ngâm vịnh, chúng tôi được biết, học giả đầu tiên nghiên cứu nghệ thuật ngâm vịnh là ông Triệu Nguyên Nhiệm, năm 1922 ở Mỹ, ông đã viết luận văn về nghệ thuật ngâm vịnh. Sau ông Triệu Nguyên Nhiệm, nhiều học giả nổi tiếng đều kêu gọi đưa nghệ thuật ngâm vịnh trở lại hệ thống giáo dục."

    Phó Giáo sư Từ Kiện Thuận luôn nghiên cứu về văn học cổ điển. Năm 2004, tại cuộc hội thảo về văn học với âm nhạc diễn ra ở Bắc Kinh, thông qua ca sĩ nổi tiếng Khương Gia Tương, ông Từ Kiện Thuận lần đầu tiên nghe được băng ghi âm về nghệ thuật ngâm vịnh. Sau đó, ông Từ Kiện Thuận bắt đầu quan tâm và nghiên cứu nghệ thuật ngâm vịnh—một nghệ thuật Trung Hoa hầu như thất truyền.

    Ông Từ Kiện Thuận nói, ở thời cổ, ngâm vịnh giống như biết chữ, viết chữ, là kỹ năng cơ bản của văn nhân, miễn là từng học vài năm ở trường tư thục, thì biết ngâm vịnh. Thời cổ, ở nông thôn phổ biến đều có trường học. Vì vậy, ở thời cổ, không chỉ riêng văn nhân biết ngâm vịnh, nhiều người lao động và phụ nữ cũng biết ngâm vịnh.

    Văn hóa Trung Hoa là văn hoá Lễ Nhạc, mục đích không phải là ràng buộc người, mà là giúp người có phong cách quân tử. Vào thời kỳ Xuân Thu, văn hóa Lễ Nhạc bị phá hoại, Khổng Tử phát minh nghệ thuật ngâm vịnh, một người, một đàn, là có thể ngâm vịnh. Kể từ thời đó, nhà Nho và văn nhân Trung Quốc thông qua nghệ thuật ngâm vịnh tiếp nhận văn hóa Nhạc, thuở nhỏ đi học ở trường tư thục dạy vỡ lòng, học "Tam Tự Kinh" là qua phương thức ngâm vịnh. Khi ngâm vịnh, người đọc sẽ cảm nhận được cái đẹp, cảm thấy say mê, cảm nhận sự cao cả và sức cuốn hút về nhân cách của người quân tử.

    Nhưng, tình hình thực tế khiến người ta nuối tiếc, thời cổ ai ai cũng biết nghệ thuật ngâm vịnh, nhưng sau sự biến thiên của thời đại, nghệ thuật ngâm vịnh dần dần tiêu vong. Năm 1905, triều đình nhà Thanh phế bỏ chế độ khoa cử, trường tư thục đứng trước tình hình khó khăn, nghệ thuật ngâm vịnh lần đầu tiên vấp phải đòn giáng. Sau khi Trung Hoa Dân Quốc thành lập, trường học kiểu mới phát triển sôi nổi, trường tư thục tiếp tục tiêu vong. Sau năm 1949, nghệ thuật ngâm vịnh không được đưa vào nhà trường. Những người trí thức có tuổi trên 90 đều biết ngâm vịnh. Nhưng, hiện nay những người vẫn sống thì rất ít. Ông Từ Kiện Thuận nói:

    "Hiện nay, các cụ già biết ngâm vịnh thường ở tuổi trên 80 hoặc 85, cả nước chỉ còn hơn 2000 cụ già biết ngâm vịnh, số lượng này như số lượng gấu trúc hoang dã, hơn nữa, ở nhiều khu vực rất có thể chỉ còn lại một cụ già biết ngâm vịnh."

    Thực ra, không chỉ riêng người Trung Quốc, ở hải ngoại nhiều người yêu thích văn hóa Trung Hoa cũng rất thích nghệ thuật ngâm vịnh, nghệ thuật ngâm vịnh luôn thịnh hành ở những khu vực này. Các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin, Xin-ga-po v.v đều có truyền thống ngâm thơ chữ Hán. Ông Từ Kiện Thuận nói:

    "Ở Nhật Bản, Trung tâm ngâm thơ nhiều như nhà hàng mì sợi kéo tay, có hơn 500 thành viên, ngâm thơ còn chia thành nhiều cấp bậc, ở mỗi một quán karaoke người ta đều có thể tập ngâm thơ. Ngoài ra, ở Nhật Bản, nghệ thuật ngâm thơ còn có chức năng tập luyện sức khỏe. Buổi sáng, sau khi dậy, người Trung Quốc thường đi rừng cây tập Thái Cực Quyền, người Nhật Bản thường đi rừng cây ngâm thơ, luyện khí nhằm tăng cường sức khỏe."

    Để cứu vớt, kế thừa và quảng bá nghệ thuật ngâm vịnh, ngày 24 tháng 1 năm 2010, sau khi được phê chuẩn của Bộ Giáo dục Trung Quốc, đăng ký ở Bộ Dân Chính, chi nhánh nghệ thuật ngâm vịnh thuộc Hiệp hội Hiện đại hóa Ngôn ngữ và Văn học Trung Quốc thành lập tại Bắc Kinh. Để cứu vớt nghệ thuật ngâm vịnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Nghệ thuật Ngâm vịnh Trung Hoa Từ Kiện Thuận cùng các học sinh một mặt đi các địa phương ghi âm và chỉnh lý nghệ thuật ngâm vịnh nhằm kế thừa, mặt khác triển khai nghiên cứu và đào tạo nhằm bảo tồn và truyền sang thế hệ mới. Kể từ năm 2009 bắt đầu triển khai ghi âm trong phạm vi lớn ở cả nước, tính đến nay, họ đã ghi âm được tác phẩm ngâm vịnh của hơn 100 người.

    Hiện nay, mục tiêu của ông Từ Kiện Thuận là "Làm cho người Trung Quốc biết lại ngâm vịnh", đây là chuyện ông không hề nghĩ ra lúc mới tiếp xúc với nghệ thuật ngâm vịnh. Năm 2009, Tuần Nghệ thuật Ngâm vịnh Trung Hoa được tổ chức, năm 2010, Hiệp hội Nghệ thuật Ngâm vịnh Trung Hoa được thành lập, mong dưới sự ủng hộ của Chính phủ, đưa nghệ thuật ngâm vịnh từ nghiên cứu học thuật trong phạm vi nhỏ sang giáo dục bình dân trong phạm vi lớn, khiến nghệ thuật ngâm vịnh được kế thừa và ngày càng tôn vinh.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>