Hãng tin Bloomberg dẫn lại lời nhân sĩ thạo tin cho biết, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mơ-nu-chin (Steven Mnuchin) và đại diện của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đang tiến hành hội đàm riêng về việc tái khởi động cuộc tham vấn kinh tế-thương mại Trung-Mỹ; bên cạnh đó, Mỹ có khả năng bắt đầu áp thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá khoảng 16 tỷ đô-la Mỹ từ ngày 1/8. Ngoài ra, bản tin còn dẫn lại lời của nhân sĩ thạo tin cho biết, Chính phủ Mỹ đang cân nhắc áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ đô-la Mỹ, chứ không phải 10% như công bố trước đó.
Một mặt tung tin muốn đàm phán với Trung Quốc, mặt khác lại giơ cây gậy thuế quan càng cao, rất rõ ràng Mỹ không có thiện chí thực sự giải quyết vấn đề, mà vẫn muốn thu được lợi ích nhiều hơn thông qua trò "bắt cá hai tay". Điều này từ lâu đã nằm trong dự đoán của Trung Quốc.
Nhìn lại những thay đổi kể từ Mỹ bắn phát súng đầu tiên trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ ngày 6/7, mọi người không khó phát hiện, Nhà Trắng có 3 âm mưu đằng sau mánh khóe "vừa đàm, vừa đánh":
Thứ nhất, vì cuộc chiến thương mại với Trung Quốc không thu được tiến triển ngay lập tức như "dựng sào thấy bóng", chính quyền Đô-nan Trăm trở nên sốt ruột, mưu toan sử dụng phương thức cấp tiến hơn để tiếp tục gây áp lực tối đa lên Trung Quốc.
Từ 50 tỷ đô-la Mỹ đến 200 tỷ đô-la Mỹ, thậm chí toàn bộ hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, trong hơn 4 tháng qua, chính quyền Đô-nan Trăm liên tiếp tăng thêm sức ép, muốn ép buộc Trung Quốc đưa ra nhượng bộ. Tuy nhiên, Nhà Trắng phát hiện, dùng "nghệ thuật giao dịch" này đối phó Trung Quốc đã không còn hiệu nghiệm. Vì Trung Quốc không giống bất cứ đối tác thương mại nào mà Mỹ từng chèn ép trước kia, Trung Quốc có tiết tấu phát triển và nguồn lực bẩm sinh độc đáo của mình, thương mại tự do và thể chế đa phương mà Trung Quốc kiên trì phù hợp với trào lưu và xu thế phát triển trên toàn cầu, nhận được sự đồng thuận và lòng người trên trường quốc tế.
Thứ hai, tiếng nói phản đối cuộc chiến thương mại trong nước Mỹ gia tăng, chính quyền Đô-nan Trăm mưu toan đổ vạ cho người khác. Ngày 31/7, phát biểu tại một cuộc mít tinh chính trị diễn ra ở bang Phlo-ri-đa, ông Đô-nan Trăm thừa nhận lợi ích của nông dân Mỹ bị phương hại vì Trung Quốc trả đũa thuế quan.
Trên thực tế, kinh tế Mỹ không ngoạn mục như số liệu. Chương trình giảm thuế của chính quyền Đô-nan Trăm chưa thực sự thúc đẩy sự phục hồi của ngành sản xuất Mỹ.
Dưới bóng đen của cây gậy thuế quan và cuộc chiến thương mại, một số doanh nghiệp cỡ lớn của Mỹ hiện đã ngày càng cảm nhận được sức ép. Chẳng hạn, Tập đoàn GE dự báo tổng giá thành sẽ tăng thêm 300-400 triệu đô-la Mỹ; Hãng ô-tô GM, Hãng ô-tô Ford, v.v. cũng hạ thấp dự báo lợi nhuận cả năm.
Thứ ba, chính quyền Đô-nan Trăm hoàn toàn không thỏa mãn giải quyết thâm hụt thương mại với Trung Quốc, mà muốn thay đổi con đường phát triển của Trung Quốc.
Bất cứ quốc gia chủ quyền nào đều có quyền tự chủ lựa chọn con đường phát triển. Cuộc chiến thương mại không có bên thắng, Trung Quốc ngay từ đầu đã không muốn có, nhưng cũng không sợ cuộc chiến thương mại, khi cần thiết thì buộc phải đánh. Mỹ nếu thực sự muốn giải quyết vấn đề qua đàm phán, thì hãy hạ cây gậy xuống, thể hiện thiện chí.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |