Liên tiếp trong những ngày qua, xoay quanh "Phương án ba không", "không thuế quan, không hàng rào phi thuế quan và không trợ cấp các sản phẩm ngoài ô tô" do Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm đề xuất, việc tiết lộ chi tiết liên quan của Mỹ và Châu Âu lại là "một bản tuyên bố, hai cách diễn giải".
Tại một buổi mít tinh chính trị ở bang Ai-ô-oa, một bang nông nghiệp lớn ở miền Trung Tây Mỹ, Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm phấn khởi nói với với khán giả: "Chúng tôi vừa mở cánh cửa châu Âu cho nông dân các bạn ... các bạn vừa có được một thị trường to lớn." Điều không may là, ở phía bên kia của Đại Tây Dương, các quan chức Liên minh châu Âu lại cho biết: "Nông nghiệp không phải là một phần của (đàm phán), chỉ những vấn đề được đề cập một cách rõ ràng trong tuyên bố mới phải."
Tại sao thái độ của Châu Âu và Mỹ về các vấn đề nông nghiệp lại hoàn toàn trại ngược như vậy?
Như mọi người biết, nông nghiệp luôn là một lĩnh vực thương mại rất tế nhị trong thương mại giữa hai bờ Đại Tây Dương, cả hai bên đang cố gắng bảo vệ và nâng cấp sản xuất nông nghiệp của mình. Theo số liệu của Liên minh châu Âu, trợ cấp của Liên minh châu Âu dành cho nông nghiệp cao tới 59 tỉ Ơ-rô mỗi năm. Trong khi đó, năm 2016, Chính phủ Mỹ đã trợ cấp cho nông dân khoảng 33 tỉ USD. Trên thực tế, cuộc đối đầu gay gắt giữa Mỹ và Châu Âu về các vấn đề nông nghiệp là một trong những lý do chính khiến các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) trong thời gian ba năm cuối cùng bị phá sản. Châu Âu dự định cấm các sản phẩm Mỹ có các thương hiệu tương tự nhập vào thị trường Liên minh châu Âu, đã bị Mỹ kiên quyết phản đối; châu Âu còn đã từ chối nhập khẩu các sản phẩm biến đổi gen (GMO) của Mỹ.
Tất cả những điều này đã phản ánh những quan ngại sâu sắc của Brúc-xen: Mô hình kinh doanh nông nghiệp kiểu gia đình cổ xưa của châu Âu không sao cạnh tranh với kinh doanh hiện đại tập đoàn hóa của Mỹ, mặc dù tờ "Nhật báo Phố Uôn" trích dẫn số liệu thống kê của Chính phủ Mỹ cho biết, Liên minh châu Âu có thặng dư 9,4 tỉ USD trong thương mại nông nghiệp với Mỹ năm ngoái.
Mặc dù nhà lãnh đạo một số nước chủ yếu Liên minh châu Âu từ chối đưa nông nghiệp vào trong các cuộc đàm phán thỏa thuận thương mại "ba không" của do Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm đề xuất, nhưng Liên minh châu Âu vẫn cam kết sẽ thúc đẩy. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu thực sự có khả năng giúp Oa-sinh-tơn giải quyết được tình trạng khó khăn của đậu tương xuất hiện bởi các biện pháp đáp trả của Trung Quốc không?
Hãng tin Bloomberg đưa ra một câu trả lời phủ định. Tin cho biết, thị trường châu Âu là một trong số ít các lựa chọn thay thế cho nông dân đậu tương Mỹ, nhưng nó có khoảng cách rất lớn so sức mua của Trung Quốc. Năm ngoái, nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc từ Mỹ lên đến 12,3 tỉ USD, trong khi nhập khẩu từ Liên minh châu Âu chỉ là 1,6 tỉ USD. Nhu cầu tiêu thụ đậu tương từ Mỹ của châu Âu dự kiến sẽ đạt khoảng 15,3 triệu tấn trong năm 2018-2019, còn chưa bằng một phần sáu sức mua của Trung Quốc theo ước tính trước đây.
Đối với nông dân đậu tương Mỹ, họ cần một thị trường xuất khẩu ổn định chứ không phải tấm séc cứu trợ của Chính phủ, còn thị trường châu Âu mới mà chính quyền Đô-nan Trăm tìm kiếm cho họ, hoàn toàn không có khả năng tiêu thụ số đậu tương đã bị Trung Quốc từ chối.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |