Những người cẩn thận cần chú ý rằng, kể từ đầu tháng 3 sau khi Mỹ gây nên cuộc chiến thương mại, "kịch bản" không ngừng lặp lại trong các tranh chấp thương mại toàn cầu là: Một mặt, Mỹ đã đổ hết trách nhiệm giải quyết vấn đề cho các đối tác thương mại lớn, bao gồm Trung Quốc và Liên minh châu Âu, và tuyên bố rằng "quả bóng giải quyết vấn đề nằm trong tay đối phương"; mặt khác, Mỹ lại không ngừng đánh đòn phủ đầu, giơ chiếc gậy thuế quan duy nhất có thể "làm thiệt hại đối phương". Vậy thì, quả bóng cuộc chiến thương mại tác động đến toàn cầu này đã nằm trong tay ai?
Đối với hành vi khiêu khích đánh đòn phủ đầu nhiều lần đáp đặt thuế quan của Mỹ, bất kể là Trung Quốc, Liên minh châu Âu, hay là Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, đều đã áp dụng biện pháp đáp trả tương xứng để trả đũa, đồng thời đưa ra khiếu nại thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp trong Tổ chức Thương mại thế giới. Đúng như Bộ trưởng Tài chính Pháp Lơ Me đã chỉ rõ, Mỹ trước tiên phải bãi bỏ chính sách tăng thuế, châu Âu không thể đàm phán trong tình hình bị bắt buộc. Hàm ý đằng sau câu nói này đã quá rõ ràng: Đội tuyển Mỹ, quả bóng đang nằm bên sân của bạn!
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế, cuộc chiến tranh thương mại sẽ làm giảm mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu 0,5% và làm mất khoảng 430 tỷ USD giá trị sản lượng. Tại sao Mỹ, là nền kinh tế lớn nhất thế giới lại áp dụng cách cách làm cực đoan dường như là "tự sát" này? Câu trả lời là: Dữ liệu, dữ liệu, vẫn là dữ liệu. Theo báo cáo của JPMorgan Chase, cho dù chính quyền Đô-nan Trăm đã chính thức triển khai tất cả các biện pháp tăng thuế đã đe dọa, tổng kim ngạch đề cập của nó chỉ chiếm một phần ba tổng kim ngạch hàng nhập khẩu của Mỹ. Chính phủ Mỹ theo đó tin rằng, đây là một "cuộc chiến" mà Mỹ có thể tiếp tục chiến đấu.
Điều đó có đúng không? Ngày nay, khi toàn cầu hóa có mặt ở khắp mọi nơi, thương mại đã vượt xa bản thân thương mại. Tờ "Thời báo Tài chính" (Financial Times) của Anh số ra ngày 21/7 bình luận rằng, hành vi vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới, đề xướng chủ nghĩa bảo hộ thương mại và cuộc chiến tranh thương mại không ngớt của Mỹ, trong khi dẫn đến sự phổ biến của chủ nghĩa bảo hộ, cũng sẽ mang lại ảnh hưởng địa chính trị, và gây "tác động mang tính phá hoại" đối với trật tự quốc tế vốn đã mong manh. Liên minh châu Âu vẫn nhấn mạnh mình là "liên minh" của Mỹ. Tuy nhiên, "liên minh" không phải là "minh chủ". Theo Bộ trưởng Tài chính Pháp Lơ Me, Mỹ phải "nói chút lý lẽ" và "tôn trọng các quy tắc thương mại đa phương", cùng Liên minh châu Âu và Trung Quốc giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại. Không biết liệu chính phủ Mỹ có thể hiểu được hay không?
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |