Ngày 10/7, tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng "Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-các nước A-rập" lần thứ 8. Đây là một việc lớn và sự kiện quan trọng trong ngoại giao giữa Trung Quốc với các nước A-rập. Trong những năm qua, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước A-rập đã ngày càng gần gũi hơn, không chỉ ngày gần gũi hơn về hợp tác kinh tế thương mại, mà còn ngày càng gần gũi hơn về cảm xúc và nhận thức. Ngược lại, mối quan hệ giữa Mỹ với thế giới Hồi giáo ngày càng xa lánh, tình cảm chống Mỹ ở khu vực Trung Đông tiếp tục gia tăng. Vì sao quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Trung Đông có thể ngày càng gần gũi hơn? Nguyên nhân cố nhiên là có nhiều mặt, điểm quan trọng nhất trong đó tức là, Trung Quốc luôn kiên trì nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ trong chính sách ngoại giao, nhấn mạnh việc giải quyết chính trị các tranh chấp, do đó dần giành được sự chấp nhận của các nước Trung Đông.
Trong những ngày đầu thành lập nước Trung Hoa mới, Trung Quốc đã đưa ra "Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình", nguyên tắc này cho đến nay vẫn là phép báu lớn nhất của ngoại giao Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Chủ tịch Tập Cận Bình đã liên tục đưa ra một loạt ý tưởng mới như "Quan niện an ninh châu Á", "Cộng đồng cùng chung vận mệnh", v.v, nhấn mạnh Trung Quốc đi con đường phát triển hòa bình.
Cụ thể ở chính sách Trung Đông, Trung Quốc luôn chủ trương đối thoại không đối đầu, không liên kết, giải quyết chính trị các tranh chấp khu vực, ủng hộ thế giới A-rập đoàn kết liên hợp. Hiện nay, Mỹ đang thực hiện chiến lược thu hẹp ở Trung Đông, theo các nước khác đây hiển nhiên là cơ hội tốt để "lấp khoảng trống". Nhưng theo Trung Quốc, cách nói "khoảng trống quyền lực" và "lấp khoảng trống", v.v, đều là các biểu hiện của chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị năm 2016 từng chỉ rõ, khu vực Trung Đông không bao giờ có khoảng trống, Trung Đông là quê nhà của nhân dân Trung Đông, nhân dân các nước Trung Đông có quyền lợi cũng có khả năng duy trì và xây dựng tốt quê nhà, không tồn tại cái gọi là "khoảng trống" để các nước khác đi lấp đầy.
Trung Đông là khu vực mâu thuẫn phức tạp nhất trên thế giới, hiện nay lại ở trong thời kỳ rối loạn nhất trong lịch sử. Trung Đông muốn khôi phục lại sự ổn định, tiền đề là từ bỏ và phản đối chủ nghĩa bá quyền của phương Tây. Tháng 1 năm 2016, khi thăm Trung Đông, Chủ tịch Tập Cận Bình đã dứt khoát nêu ra "nguyên tắc ba không", tức "không tìm đại diện, không tìm phạm vi thế lực và không mưu cầu lấp khoảng trống". Điều này hoàn toàn khác hẳn với lý luận và chính sách địa chính trị mà phương Tây đã theo đuổi mấy trăm năm, phù hợp với nhu cầu và lợi ích của các nước Trung Đông hơn, do đó về khách quan đã trở thành "năng lượng tích cực" cho sự ổn định và phát triển của Trung Đông. Nhìn từ thực tiễn, Trung Quốc đã thiết lập một loạt các cơ chế tham gia ngoại giao để thực hiện chính sách ngoại giao Trung Đông mang đặc sắc Trung Quốc, ví dụ như thiết lập hệ thống Đặc phái viên, tham gia vào cơ chế hòa bình Trung Đông, v.v. Trong đó, điều nổi bật nhất là việc thành lập "Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-các nước A-rập" vào năm 2004, từ khi Diễn đàn thành lập cách đây 14 năm, hai bên đã tổ chức sáu Hội nghị cấp Bộ trưởng, giành được thành quả quan trọng.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |