Tối 20/6, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc gửi thư điện tử cho giới báo chí, xác nhận đã nhận được thông báo chính thức của Mỹ về rút khỏi Hội đồng Nhân quyền. Thư điện tử cho biết, đúng như Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Vôi-xláp Súc (Vojislav Suc) đã chỉ rõ trong bài phát biểu sáng cùng ngày, Hội đồng Nhân quyền sẽ lập tức khởi động trình tự bầu thành viên mới để thay thế vị trí của Mỹ.
Sáng cùng ngày, tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 38 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc diễn ra tại Giơ-ne-vơ, Đại sứ các nước đồng loạt phát biểu về việc Mỹ tuyên bố rút khỏi Hội đồng Nhân quyền. Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Vôi-xláp Súc nhấn mạnh, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc là mặt bằng thảo luận công việc nhân quyền liên Chính phủ duy nhất trên toàn cầu hiện nay, nếu vấn đề nhân quyền không được thảo luận tại Hội đồng này thì càng không thể được ứng phó hiệu quả tại bất cứ mặt bằng nào khác. Ông Vôi-xláp Súc nói:
"Bước tiếp theo, chừng nào chúng tôi nhận được thông báo chính thức về Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền, chúng tôi sẽ áp dụng hành động tương ứng, bầu ra một thành viên mới để thay thế vị trí của Mỹ trong nhiệm kỳ còn lại".
Đại sứ Trung Quốc trong bài phát biểu bày tỏ lấy làm tiếc trước việc Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền. Và cho biết, Hội đồng Nhân quyền được thành lập theo ủy quyền của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, là mặt bằng quan trọng cho các nước đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền, tất cả các thành viên đều rất coi trọng cơ quan này.
"Trung Quốc luôn đề xướng và dốc sức cho chủ nghĩa đa phương, ủng hộ các hành động thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền trong phạm vi toàn thế giới. Trung Quốc sẽ tiếp tục cùng các bên triển khai hợp tác mang tính xây dựng, đóng góp cho việc thúc đẩy nhân quyền".
Trưởng Phái đoàn thường trực Bun-ga-ri tại Giơ-ne-vơ, Đại sứ Đây-a-na Cô-xta-đi-nô-va (Deyana Kostadinova) thay mặt Liên minh châu Âu phát biểu, bà lấy làm tiếc trước việc Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền. Bà nói:
"Nhiều năm qua, Mỹ luôn là đối tác mạnh mẽ của Liên minh châu Âu tại Hội đồng Nhân quyền. Tối qua, Mỹ đưa ra quyết định rút khỏi Hội đồng Nhân quyền, động thái này có thể làm tổn hại vai trò của Mỹ là người ủng hộ và hỗ trợ mạnh mẽ cho dân chủ trên vũ đài thế giới".
Bà Cô-xta-đi-nô-va cho biết, Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục sắm vai người ủng hộ không thay đổi và đáng tin cậy của Hội đồng Nhân quyền, tham gia công việc nhân quyền toàn cầu.
Ngày 19/6, tại Oa-xinh-tơn, Trưởng Phái đoàn thường trực Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ Ni-ki Ha-lây (Nikki Haley) tuyên bố Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nói rằng Hội đồng Nhân quyền "có thành kiến" đối với I-xra-en và "không thể bảo vệ nhân quyền một cách hiệu quả".
Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc gồm 47 thành viên. Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc mỗi năm bầu lại khoảng 1/3 thành viên Hội đồng, các thành viên Hội đồng có nhiệm kỳ 3 năm, được phép tái cử nhiệm kỳ thứ hai. Tháng 5 năm 2009, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc lần đầu tiên bầu Mỹ là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc khóa này của Mỹ là từ năm 2017-2019.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |