Ngày 15/6/2018, chính phủ Mỹ công bố danh mục sản phẩm áp thêm mức thuế đối với Trung Quốc, một lần nữa mở cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Trước đó, khi dự "Diễn đàn Toàn cầu Wharton" lần thứ 52 tại Niu-oóc, Hiệu trưởng trường Thương mại Wharton thuộc Đại học Pennsylvania Geoffrey Garrett đã từng thẳng thắn rằng, cọ xát thương mại giữa hai nước Mỹ-Trung gần đây không ngừng leo thang, nguyên nhân căn bản là vì một số người Mỹ đã chính trị hóa các khác biệt về kinh tế.
"Điều không may là, một số tư tưởng chính trị quá thời ở (Mỹ) vẫn đang tác động đến việc xây dựng chính sách kinh tế, ví dụ như xuất khẩu có nghĩa là đã thắng, nhập khẩu có nghĩa là đã thua. Một khi xuất hiện thương mại không cân bằng thì nhất định tồn tại hiện tượng không công bằng. Khi có người chính trị hóa các khác biệt về kinh tế, mọi người thường thiên về quan tâm sự cọ xát và thắng thua, chứ không phải là cùng thắng."
Ông Garrett chỉ rõ, là hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, Mỹ và Trung Quốc quả thực tồn tại nhiều sự khác nhau, nhưng nhìn từ góc độ thương mại và kinh tế, sự khác biệt có nghĩa là bổ trợ cho nhau, có nghĩa là có thể phát huy lợi thế của mỗi bên, biến sự khác biệt trở thành cơ sở hợp tác cùng thắng."
Ông Mauro Guillen, Giám đốc Sở Nghiên cứu Lauder trường Thương mại Wharton tham dự "Diễn đàn Toàn cầu Wharton" đã chỉ rõ gay gắt hơn rằng, chính phủ Mỹ đang nắm bắt cơ hội cuối cùng để đánh quân bài bảo hộ thương mại, trong 5 đến 10 năm tới, khi vị thế thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới của Mỹ được thay thế bởi Trung Quốc, thì các nước trên thế giới sẽ không còn bị hạn chế bởi quyết định thực hiện bảo hộ thương mại của Mỹ.
"Tôi cho rằng Tổng thống Trăm sẽ là Tổng thống Mỹ cuối cùng có thể coi bảo hộ thương mại như một vũ khí. Trong vòng 5 đến 10 năm tới, thị phần của Mỹ chiếm trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục giảm, do đó đây là lần cuối cùng Mỹ coi bảo vệ thị trường nội địa Mỹ như một quân bài thương lượng trong các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu. Mỹ áp dụng chính sách bảo hộ thương mại là theo đuổi các lợi ích ngắn hạn, không có bất cứ giá trị thực sự nào."
Ông Guillen cho biết, Trung Quốc đang trở thành thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, điều này sẽ mang lại sự thay đổi to lớn cho nền kinh tế Trung Quốc và nền kinh tế thế giới bao gồm cả Mỹ, trong tương lai các nước trên thế giới sẽ tập trung nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc, bởi vì bản thân nền kinh tế toàn cầu là nền kinh tế người tiêu dùng.
Nói về lịch sử và tương lai của sự hợp tác kinh tế thương mại Trung-Mỹ, Hiệu trưởng trường Thương mại Wharton Garrett mong Mỹ-Trung kiên trì hợp tác cùng thắng, giải quyết những bất đồng bằng phương thức có lợi cho hai nước và thế giới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |