Sáng kiến này nói rằng, Ô-xtrây-li-a sẽ phát huy vai trò trong các mặt thiết kế, tính khả thi và quy hoạch dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, sau đó do tổ chức khu vực như Ngân hàng Phát triển châu Á cung cấp vốn.
Chính phủ Ô-xtrây-li-a không cho biết sẽ đầu tư bao nhiêu cho chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng này, cũng không nói rõ sẽ dành cho các dự án thuộc loại nào. Đài Phát thanh Ô-xtrây-li-a nói rằng, trên thực tế, chương trình này là Ô-xtrây-li-a tập trung sức lực để áp dụng biện pháp ứng phó hiệu quả hơn tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, cũng là lần đầu tiên Ô-xtrây-li-a áp dụng hành động cụ thể thách thức vị thế chủ đạo của Trung Quốc trong mặt xây dựng cơ sở hạ tầng.
Nhật Bản đã đi đầu thảo luận làm thế nào tận dụng cơ chế đối thoại 4 nước để làm cơ quan huy động vốn cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, viện trợ cho khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Trong ngân sách được công bố mới đây, Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm cam kết sẽ thành lập một cơ quan tài chính riêng. Tại Hội nghị Cấp cao Hợp tác Đông Á và các hội nghị liên quan diễn ra tại Ma-ni-la năm ngoái, 4 nước gồm Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản và Ấn Độ lần đầu tiên thảo luận vấn đề hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực. Cũng tại hội nghị lần này, 4 nước nhất trí nối lại cái gọi là "Đối thoại an ninh 4 nước". Ngày 19/3, Hãng tin Roi-tơ Anh đưa tin cho biết, một quan chức cấp cao Chính phủ Mỹ từng cho biết, "Chương trình 4 nước cùng xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực" vẫn đang trong "giai đoạn manh nha", chưa đạt tới mức "chín muồi có thể tuyên bố", nhưng hiện vẫn đang thảo luận nghiêm túc. Ông nghiêng về miêu tả chương trình này là phương án thay thế "Một vành đai, một con đường" chứ không phải "đối thủ cạnh tranh". Ngày 19/3, người phát ngôn của Ngoại trưởng Ô-xtrây-li-a Giu-li Bi-xốp (Julie Bishop) cho biết, thỏa thuận này chỉ là sáng kiến của ASEAN "chứ không phải là nhằm đối trọng với Trung Quốc".
Tờ "Bình luận Tài chính Ô-xtrây-li-a" đăng bài cho biết, vì từng do dự về liệu có gia nhập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á hay không, Ô-xtrây-li-a đã mất đi chức vụ Phó Chủ tịch của cơ quan này. Vì sự suy đoán kiểu lo bò trắng răng đối với ý đồ chân thực của Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a giữ thái độ mập mờ đối với sáng kiến "Một vành đai, một con đường". Tháng 1 năm nay, Bộ trưởng chuyên trách công việc viện trợ đối ngoại và khu vực Thái Bình Dương của Ô-xtrây-li-a lại ngang nhiên gây khó đối với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tại khu vực Nam Thái Bình Dương một cách "chẳng đâu vào đâu". Tại hội nghị cấp cao diễn ra tuần trước, một số học giả châu Á cho biết, Chính phủ Ô-xtrây-li-a nên nỗ lực giúp các nước ASEAN thiết kế những dự án cơ sở hạ tầng tốt hơn, chứ không nên mưu toan khuyến khích ASEAN cảnh giác với vốn đầu tư của Trung Quốc. Hơn nữa, nguồn vốn của "Sáng kiến hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng ASEAN – Ô-xtrây-li-a" đến từ đâu cũng là vấn đề khiến người ta phải chất vấn, vì Ô-xtrây-li-a đã cắt giảm chi tiêu cho cơ sở hạ tầng trong ngân sách viện trợ.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |