Để kỷ niệm 25 năm Ngày thiết lập Quan hệ Đối thoại giữa Ấn Độ và ASEAN, Ấn Độ đã dày công chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao Ấn Độ-ASEAN lần này, đã phối hợp tổ chức các hoạt động thương mại và văn hóa với nhiều hình thức như triển lãm, diễn đàn, v.v, Thủ tướng Ấn Độ Mô-đi còn sẽ tổ chức nhiều cuộc gặp song phương với nhà lãnh đạo các nước ASEAN đến thăm.
Các nhà phân tích cho rằng, Ấn Độ coi trọng đối với ASEAN có cân nhắc về ba bình diện là kinh tế, ngoại giao và quân sự.
Về kinh tế, từ ngày ông Mô-đi lên cầm quyền đến nay, nhiều biện pháp cải cách kinh tế trong nước chưa giành được thành công hoàn toàn, có thể cần có thời gian dài hơn mới có hiệu quả. Bên cạnh đó, sự trao đổi kinh tế thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN không ngừng được tăng cường, kim ngạch thương mại hai chiều đã đột phá 70 tỉ USD. Bởi vậy, Ấn Độ cần nắm bắt bàn tay ASEAN để giảm bớt áp lực suy thoái kinh tế.
Về ngoại giao, trong bối cảnh chính sách "ưu tiên nước láng giềng" của ông Mô-đi gặp phải trở ngại, Ấn Độ một mặt tăng cường quan hệ với các nước phương Tây, mặt khác chuyển "Nhìn sang phía Đông" thành "Hành động phía Đông", tăng cường phát triển quan hệ với các nước ASEAN.
Nghiên cứu viên Sở Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Ma-lai-xi-a Shahriman Lockman cho biết, mặc dù trước đó Ấn Độ đã đề xuất "Nhìn sang phía Đông", nhưng trọng tâm ngoại giao của Thủ tướng Ấn Độ Mô-đi vẫn ở các nước lớn, ví dụ như Mỹ và Nhật. Và lần này cùng các nước ASEAN tổ chức Hội nghị Cấp cao có thể là nhằm xoay chuyển ấn tượng này của thế giới bên ngoài.
Về quân sự, Ấn Độ cần gấp tìm được đối tác hợp tác mạnh mẽ, để mở rộng sự hiện diện của mình tại khu vực Ấn Độ Dương, chống lại ảnh hưởng của các cường quốc khác.
Một số chuyên gia Đông Nam Á giữ thái độ thận trọng về triển vọng hợp tác kinh tế thương mại giữa ASEAN và Ấn Độ.
Giám đốc Sở Nghiên cứu Đông Á trường Đại học Quốc gia Xin-ga-po Trịnh Vĩnh Niên cho rằng, hợp tác kinh tế thương mại giữa ASEAN và Ấn Độ đối mặt với không ít khó khăn. Ấn Độ không có nhiều lợi thế về chi phí nhân lực, nguyện vọng mong muốn làm giàu của người dân không mạnh mẽ lắm, thiếu tầng lớp doanh nhân, một số thế lực địa phương mưu toan cản trở sự phát triển của công nghiệp hiện đại. Những yếu tố này đã quyết định Ấn Độ có nhiều thách thực trong sự phát triển trong tương lai. Các nước ASEAN cần có nhận thức sâu sắc về việc này.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sáng tạo châu Á, cơ quan tham vấn In-đô-nê-xi-a Bambang Suryono cho rằng, In-đô-nê-xi-a là nước chủ đạo của ASEAN, quan hệ với Ấn Độ không phải trọng điểm quan hệ đối ngoại của In-đô-nê-xi-a và ASEAN. Không gian phát triển quan hệ song phương giữa In-đô-nê-xi-a với Ấn Độ và giữa ASEAN với Ấn Đố có hạn trong tình hình trao đổi kinh tế thương mại có hạn, nguyện vọng chính trị không mạnh mẽ.
Tổng Thư ký Sở Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mi-an-ma U Khin Maung Lynn cho biết, Trung Quốc và Ấn Độ đều rất quan trọng đối với ASEAN. Quan hệ giữa ba bên Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN bình ổn, thì an ninh và phát triển của cả khu vực đều được đảm bảo.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |