Dưới sự dẫn dắt của xây dựng "Một vành đai, một con đường", từ năm 2014 đến nay, nhiều doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đã đến đầu tư tại Mi-an-ma, "hiện nay, 60% doanh nghiệp dệt may Mi-an-ma là doanh nghiệp vốn nước ngoài, và doanh nghiệp Trung Quốc đã chiếm 60% các doanh nghiệp vốn nước ngoài" Tổng Thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất dệt may Mi-an-ma cho biết, hiện nay 80% các doanh nghiệp dệt may mới thành lập trung bình mỗi tháng là doanh nghiệp vốn Trung Quốc.
Bà Nhan Thu Hồng là Tổng Giám đốc Công ty dệt may Hằng Điền (Yangun), xí nghiệp của bà đến tỉnh Yangun phát triển vào tháng 6 năm 2014, quy mô sản xuất mở rộng đến hai nhà xưởng trong thời gian ngắn, hiện có hơn 2.600 công nhân Mi-an-ma làm việc lại nơi đây. Bà cho phóng viên biết, lúc đầu Công ty được thu hút bởi chi phí lao động tương đối thấp và chính sách ưu đãi về thuế của Chính quyền địa phương, qua 3 năm phát triển, năng lực sản xuất của xí nghiệp ở Mi-an-ma đã nâng cao mức lớn, "mai sau chúng tôi còn sẽ xây dựng một nhà xưởng 10.000 công nhân, nắm bắt thời kỳ vàng son đầu tư tại Mi-an-ma".
Tổng Thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất dệt may Mi-an-ma cho biết, phát triển sản xuất ngành dệt may, Mi-an-ma có lợi thế dân số rõ rệt—có 65% trong gần 53 triệu dân số ở độ tuổi lao động, trong đó có một nửa là phụ nữ được ngành sản xuất dệt may ưa chuộng. Người Mi-an-ma coi trọng gia đình, năng lực học tập thích ứng mạnh, thích hợp trở thành công nhân sản xuất hàng dệt may. "Chính phủ cũng tăng cường năng lực của người dân thông qua thành lập các trung tâm đào tạo kỹ năng liên quan, v.v."
Là người đi sau, Khu công nghiệp dệt may Mi-an-ma Quốc Thái có những cân nhắc đầu tư ở tầng nấc sâu sắc hơn. Người phụ trách Ủy ban Quản lý Khu công nghiệp Triệu Khải cho phóng viên biết, Mi-an-ma có công nghệ sản xuất hàng dệt may truyền thống chất lượng khá cao, đã tích lũy kinh nghiệm sản xuất hàng dệt may cao cấp nhất định; bên cạnh đó, Mi-an-ma được hưởng Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Liên minh châu Âu, xuất khẩu sang Nhật, v.v cũng được miễn thuế; ngoài ra, ngành công nghiệp dệt may cũng là mục tiêu ưu tiên phát triển của Chính phủ Mi-an-ma. Chúng tôi lấy xí nghiệp ở Khu công nghệp làm trung tâm đặt hàng, không ngừng dẫn dắt các xí nghiệp xung quanh phát triển, từ đó hình thành hiệu ứng tích tụ quy mô nhất định."
Nghiên cứu viên trưởng Văn phòng trách nhiệm xã hội Liên đoàn Công nghiệp Dệt may Trung Quốc Lương Hiểu Huy cho rằng, thiết kế thượng tầng như sáng kiến "Một vành đai, một con đường" và Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Mi-an-ma, v.v đã mang lại cơ hội phát triển quan trọng cho hợp tác ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc-Mi-an-ma. Đối với Mi-an-ma, Trung Quốc vừa là nước đầu tư, nguồn nguyên liệu quan trọng và sản phẩm trung gian cho ngành công nghiệp dệt may mặc của Mi-an-ma, cũng ngày càng trở thành là nước tiêu thụ hàng dệt may của Mi-an-ma.
Theo thống kê bước đầu của Phòng tham tán kinh tế-thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Mi-an-ma, hiện tại có hơn 300 doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào ngành dệt may ở Mi-an-ma, sử dụng gần 300.000 lao động địa phương. Các Công ty dệt may vốn Trung Quốc đã đóng góp nhiều khoản thu thuế cho Mi-an-ma, cũng đã góp phần nâng cao kỹ năng và chất lượng lực lượng lao động địa phương trong khi mở rộng kinh doanh.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |