Sáng cùng ngày, bà Mô-ghê-ri-ni, Ngoại trưởng Pháp Lơ Đri-ăng (Le Drian), Ngoại trưởng Đức Ga-bri-en (Gabriel), Ngoại trưởng Anh Giôn-xơn (Johnson) đã tổ chức hội đàm với Ngoại trưởng I-ran Da-ríp (Zarif) đến thăm. Tại buổi họp báo sau đó, bà Mô-ghê-ri-ni cho biết, mục đích triệu tập hội nghị lần này tức là đảm bảo thi hành toàn diện và tiếp tục thỏa thuận hạt nhân I-ran. Bà một lần nữa tái khẳng định lập trường của Liên minh châu Âu trên vấn đề này.
"Thỏa thuận này đang phát huy vai trò, nó đang thực hiện mục tiêu chính của nó, điều này có nghĩa là chương trình hạt nhân của I-ran được theo dõi chặt chẽ. Liên minh châu Âu vẫn dốc sức ủng hộ việc thi hành toàn diện và có hiệu quả thỏa thuận hạt nhân I-ran, kể cả đảm bảo dỡ bỏ các trừng phạt liên quan đến dự án hạt nhân, cũng như có ảnh hưởng tích cực đối với quan hệ kinh tế thương mại I-ran và có lợi cho nhân dân I-ran. Thỏa thuận này còn cho phép tiến hành hợp tác sâu sắc hơn và đối thoại bền vững hơn với I-ran trên mọi vấn đề."
Thực ra, những người tinh mắt đều hiểu rõ, đây là những điều bà Mô-ghê-ri-ni đã muốn nói để cho Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm nghe. Tháng 7 năm 2015, I-ran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đã đạt tới thỏa thuận toàn diện về vấn đề hạt nhân I-ran. Theo thỏa thuận, I-ran cam kết hạn chế chương trình hạt nhân của mình, cộng đồng quốc tế sẽ dỡ bỏ sự trừng phạt đối với I-ran. Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm trong thời gian tranh cử đã phê phán thỏa thuận hạt nhân I-ran là "thỏa thuận tồi tệ nhất" trong lịch sử Mỹ, nhiều lần đe dọa rút khỏi hoặc đàm phán lại thỏa thuận. Theo dự luật xem xét thỏa thuận toàn diện về vấn đề hạt nhân I-ran được Quốc hội Mỹ thông qua, sau mỗi 90 ngày, Tổng thống cần phải xác nhận với Quốc hội liệu I-ran có tuân thủ thỏa thuận hay chưa. Ngày 13 tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm từ chối xác nhận với Quốc hội I-ran đã tuân thủ thỏa thuận hạt nhân. Theo dự luật liên quan, Quốc hội Mỹ sẽ quyết định liệu có nối lại sự trừng phạt đối với I-ran hay không nội trong 60 ngày.
Ngoại trưởng Đức Ga-bri-en tại buổi họp báo cho biết, thi hành toàn diện thỏa thuận hạt nhân I-ran sẽ chứng tỏ, áp dụng biện pháp ngoại giao là có thể phòng ngừa việc mở rộng vũ khí hạt nhân.
Ngoại trưởng Anh Giôn-xơn cũng cho rằng I-ran chưa làm trái với thỏa thuận liên quan. Ông nói:
"Trước hết chúng tôi rất coi trọng thỏa thuận hạt nhân I-ran, chúng tôi cho rằng thỏa thuận này là một thành tựu ngoại giao khá lớn, có có thể ngăn chặn I-ran giành được vũ khí hạt nhân. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế cho rằng I-ran đã thi hành thỏa thuận này, đây là điều rất quan trọng đối với chúng tôi."
Ngoại trưởng Pháp Lơ Đri-ăng trực tiếp kêu gọi Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm tiếp tục miễn trừ sự trừng phạt đối với I-ran. Ông nói: "Tất cả các bên đều phải tôn trọng thỏa thuận này. Đồng minh Mỹ của chúng ta cũng đã làm như vậy, và nên tiếp tục làm như vậy.".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |