Ngày 14/12, tại Luân Đôn, Anh và Nhật Bản tổ chức cuộc hội đàm "2+2" với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước. Hai bên ra tuyên bố về các vấn đề như tăng cường huấn luyện quân sự chung, v.v., cho thấy quan hệ hợp tác an ninh giữa hai nước được nâng cấp.
Các nhà phân tích cho rằng, trong bối cảnh lớn Anh rút khỏi Liên minh châu Âu, Mỹ điều chỉnh chiến lược châu Á – Thái Bình Dương, hợp tác quốc phòng giữa Nhật Bản và Anh không ngừng nóng lên là xuất phát từ nhu cầu của mỗi nước, khác với tính chất đồng minh Nhật – Anh trước Thế chiến, trong giai đoạn hiện nay cũng không tác động quá lớn đến tình hình khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Cuộc hội đàm lần này là cuộc hội đàm "2+2" lần thứ ba sau khi Thủ tướng hai nước Anh – Nhật Bản đạt được nhận thức chung về tổ chức cuộc hội đàm Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng năm 2014. Truyền thông Nhật Bản đưa tin, hai bên trong cuộc hội đàm xác nhận sẽ hợp tác phát triển tên lửa không đối không kiểu mới. Tờ "A-xa-hi Xim-bun" Nhật Bản cho biết, đây là lần đầu tiên Nhật Bản tiến hành hợp tác nghiên cứu tên lửa với các nước khác, ngoài Mỹ ra. Thông tin còn cho hay, lực lượng trên bộ và trên biển của hai nước còn sẽ lần lượt tiến hành huấn luyện chung.
Ngoài ra, hai nước còn đồng ý thực thi chương trình hợp tác quốc phòng 3 năm, thực hiện cam kết của Thủ tướng hai nước tại cuộc gặp ở Nhật Bản cuối tháng 8 năm nay.
Giáo sư Đại học Oxford Anh, chuyên gia nghiên cứu vấn đề Nhật Bản I-an Nê-da-ri nêu rõ, Anh và Nhật Bản nâng cấp hợp tác quốc phòng là bởi hai bên đều mong tìm kiếm một đồng minh có thể ủng hộ mình trong thời kỳ đặc biệt của mỗi nước. Ông cho biết, Nhật Bản lo ngại Chính quyền Đô-nan Trăm Mỹ không còn đặt châu Á – Thái Bình Dương lên vị trí quan trọng hàng đầu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, thậm chí không còn coi trọng khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bởi vậy muốn lôi kéo và dựa dẫm vào càng nhiều nước lớn về quân sự.
Xét về Anh, nhằm tấn công khủng bố trên toàn cầu cũng như tăng cường quyền phát ngôn và tầm ảnh hưởng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Anh cũng cần tìm kiếm một đối tác tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đối với Anh mà nói, cùng là đảo quốc và nền kinh tế phát triển, Nhật Bản là một sự lựa chọn hợp lý. "Anh trước mắt đang đánh giá và cân nhắc vị thế mới của mình trên toàn cầu sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu, tìm kiếm sự lựa chọn chiến lược mới".
Việc hợp tác an ninh và quốc phòng giữa hai nước nóng lên đã dẫn đến luận điệu về "quan hệ đồng minh" Nhật Bản – Anh trong các bên liên quan Nhật Bản.
Tuy nhiên, Phó Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Thượng Hải, Trung Quốc Thái Lượng cho rằng, mặc dù Anh coi Nhật Bản là "đồng minh" trong chiến lược an ninh quốc gia, nhưng "quan hệ đồng minh" này hoàn toàn khác với khái niệm đồng minh trước Thế chiến. Khách quan mà nói, lợi ích chiến lược của hai bên thiếu điểm ăn khớp, Anh không có động cơ và mong muốn mạnh mẽ phát triển quan hệ đồng minh với Nhật Bản.
Ông Nê-da-ri cho rằng, cái gọi là "quan hệ bán đồng minh" giữa Anh và Nhật Bản đa phần là để thúc đẩy sự phối hợp giữa hai bên trên vấn đề an ninh và quốc phòng trong tương lai. Xét từ gốc độ Anh, hợp tác giữa hai nước hiện nay không tác động quá lớn tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |