Trước việc chính sách châu Á – Thái Bình Dương mới của Mỹ đang trong quá trình định hình, điều mà Tổng thống Đô-nan Trăm nên lưu ý là những sự thật sau đây: Trong thời kỳ chính sách "trở lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương" của Chính quyền Ô-ba-ma trở thành quá khứ và chính sách mới về khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Chính quyền Đô-nan Trăm chưa định hình, khu vực châu Á – Thái Bình Dương không hề xuất hiện tình hình mất cân bằng, ngược lại đã thực hiện tái cân bằng thực sự. Tình hình căng thẳng ở Nam Hải có xu hướng dịu lại, hợp tác trên dọc tuyến Con đường Tơ lụa trên biển đang trên đà đi lên, Hiệp định quan hệ Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và hợp tác Khu vực Thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương được đẩy mạnh vững chắc, hợp tác Đông Á bị chiến lược "trở lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương" của Mỹ làm rối loạn tiết tấu có triển vọng trở lại quỹ đạo đúng đắn.
Chính sách "trở lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương" của cựu Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma đã vấp phải sự hoài nghi của các bên kể từ khi được đưa ra. Mỹ chưa bao giờ rời khỏi châu Á – Thái Bình Dương, vậy làm sao nói đến chuyện trở lại? Thực ra, là nước lớn nhất và nền kinh tế lớn nhất thế giới, sự ổn định và phồn vinh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương không thể tách rời với Mỹ. Trung Quốc hoan nghênh Mỹ tiếp tục phát huy vai trò tích cực ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, lời nói "Thái Bình Dương đủ rộng cho cả Trung Quốc và Mỹ" của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã truyền đi thông điệp thiện chí của Trung Quốc là cùng làm khu vực châu Á – Thái Bình Dương phồn vinh qua hợp tác Trung-Mỹ.
Điều đáng tiếc là, sự "dấn thân" quá mức của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương không những gây tình trạng mất cân bằng ở khu vực này, mà còn gây tình trạng mất cân bằng trong nước Mỹ. Trong cái gọi là "trở lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương", điều đi đầu không phải là kinh tế, cũng không phải là chính trị, mà là quân sự. Là thủ đoạn kinh tế "trở lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương" của Mỹ, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã bị thất bại; thủ đoạn chính trị gây bất đồng giữa các nước trong khu vực để kiềm chế Trung Quốc cũng dần mất hiệu quả. Chỉ có tàu chiến và máy bay của Mỹ tiêu tốn một lượng lớn ngân sách quân sự, hoành hành ngang ngược ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương dưới sự ủng hộ của chính sách "trở lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương", còn tô hồng bằng cách nói "tự do hàng hải". Điều này từng một dạo khiến Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ lên giọng hơn cả Nhà trắng trên một số vấn đề liên quan tới châu Á – Thái Bình Dương. Khi điểm lại di sản chính sách "trở lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương" của chính quyền Ô-ba-ma, Hiệp định TPP không hoàn tất, trò hề ở Nam Hải, tranh chấp về Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), cơ bản đều là tiêu cực.
Mong rằng chính quyền Đô-nan Trăm sẽ rút bài học từ chiến lược "trở lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương" bị thất bại của chính quyền Ô-ba-ma, cùng các nước khác trong khu vực bảo vệ cân bằng, ổn định và phồn vinh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi xem xét xây dựng chính sách mới về khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |