Báo cáo của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới gồm ba phần độc quyền sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp quốc tế. Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới Francis Gurry tại buổi họp báo tổ chức tại Giơ-ne-vơ nói:
"Kinh tế thế giới tăng trưởng yếu ớt khiến người ta thất vọng, nhưng tình hình ở chỗ chúng tôi lại hoàn toàn khác. Số đơn xin cấp bằng độc quyền quốc tế đã tăng 7,3%, số đơn xin nhãn hiệu quốc tế tăng 7,2%, số đơn xin kiểu dáng công nghiệp quốc tế đã tăng 35% so với cùng kỳ. "
Trong đó, đơn xin cấp bằng độc quyền quốc tế được căn cứ theo "Hiệp ước Hợp sáng Sáng chế". Người xin chỉ cần nộp đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế "quốc tế" là có thể được bảo hộ sáng chế tại nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ khác nhau.
Nhìn từ xếp hạng quốc gia, Mỹ liên tục 39 năm đứng đầu bảng, cả thảy đã nộp gần 56.600 đơn xin, chiếm khoảng 1/4 toàn bộ số đơn xin; thứ nhì là Nhật, khoảng 45.000 đơn xin, Trung Quốc đứng thứ ba, cả thảy 43.000 đơn xin. Đức và Hàn Quốc đứng thứ tư và thứ năm.
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới nêu rõ, số đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế quốc tế của Trung Quốc từ năm 2002 đến nay luôn tăng trưởng hai con số, năm 2016 đã lên tới 44,7%.
Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới Francis Gurry nêu rõ, Trung Quốc đang thúc đẩy tiến trình từ "Trung Quốc chế tạo" chuyển sang "Trung Quốc sáng tạo", đã tiến bước lớn về mặt quốc tế hóa doanh nghiệp. Nếu xu thế này tiếp tục được duy trì, Trung Quốc sẽ trở thành nước xin cấp bằng độc quyền sáng chế quốc tế lớn nhất nội trong hai đến ba năm tới. Ông nói:
"Nếu Trung Quốc tiếp tục duy trì tăng trưởng hai con số, chúng tôi dự kiến sang năm Trung Quốc sẽ vượt Nhật đứng nhì, hai-ba năm sau sẽ đuổi kịp Mỹ."
Ngoài ra, nhìn từ xếp hạng đơn xin của công ty, Hãng ZTE và Huawei Trung Quốc lần lượt đứng nhất và nhì, sau đó là Hãng Qualcomm của Mỹ, Hãng Mitsubishi của Nhật và Hãng LG của Hàn Quốc. Nhìn từ đơn xin của tổ chức giáo dục, top 5 đều là các trường đại học của Mỹ, trường Đại học Thâm Quyến, Đại học Thanh Hoa và Đại học Mỏ Trung Quốc lọt vào top 20.
Báo cáo cho biết, số đơn xin cấp nhãn hiệu quốc tế năm 2016 đã tăng 7,2%, đạt hơn 52.000 đơn xin. Xếp hạng lần lượt là Mỹ, Đức, Pháp, Trung Quốc và Thụy Sĩ. Trong đó, Trung Quốc có tốc độ tăng cao nhất, đạt 68,6%; sau đó là Nga, tăng 32,7%.
Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới Francis Gurry nêu rõ, trong nền kinh tế toàn cầu loại hình tri thức liên quan với nhau, các nhà sáng tác và nhà sáng tạo ngày càng dựa vào sở hữu trí tuệ, để thúc đẩy và bảo vệ ưu thế cạnh tranh trên toàn cầu của mình.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |