Theo cách nói của ông Pray-út, kết quả trưng cầu ý dân chứng tỏ người dân Thái Lan rốt cuộc đã lựa chọn "tương lai không xác định". Các nhà phân tích chỉ ra rằng, cốt lõi của dự thảo Hiến pháp mới thông qua lần này là đổi chế độ phổ thông đầu phiếu mỗi người một phiếu thành chế độ dân bầu do quân đội và tinh hoa xã hội chủ đạo. Điều này có nghĩa là Thái Lan có thể sẽ trở thành một nước do tầng lớp tinh hoa xã hội chủ đạo dưới thể chế quân chủ lập Hiến.
Dự thảo Hiến pháp Thái Lan thông qua lần này mang đậm màu sắc của Chính phủ quân sự Thái Lan, cách quá xa so với yêu sách của các chính đảng lớn hiện có của Thái Lan. Lãnh đạo hai phái thế lực chính trị từng đối lập "Phe Áo đỏ" và "Phe Áo vàng" đều công khai bày tỏ phản đối dự thảo Hiến pháp này trước khi bỏ phiếu, thậm chí ngay cả ông A-bi-xít, Chủ tịch Đảng Dân chủ-nhân vật tiêu biểu của tầng lớp tinh hoa Thái Lan cũng công khai bày tỏ phản đối. Rất ít học giả chính trị, pháp luật cùng giới tinh hoa Thái Lan công khai ủng hộ Hiến pháp này. Song, trong cuộc bỏ phiếu, đã có trên 61% cử tri bỏ phiếu tán thành. Các nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân chính xuất hiện tình hình này là người dân Thái Lan không muốn quay trở lại quá khứ bấp bênh. Có học giả cho rằng, đối với người dân phản đối Chính phủ quân sự với đại diện là "Phe Áo đỏ", họ không có lựa chọn trước cuộc trưng cầu ý dân. Bởi vì chỉ có thông qua dự thảo Hiến pháp này, Chính phủ quân sự mới có thể tổ chức cuộc tổng tuyển cử, cũng chỉ có tổ chức tổng tuyển cử, Chính phủ quân sự mới có thể trả lại chính quyền cho nhân dân. Nếu phủ quyết dự thảo Hiến pháp này, thời gian nắm quyền của Chính phủ quân sự sẽ còn kéo dài.
Thông qua dự thảo Hiến pháp mới là bước đầu tiên trong lộ trình cải cách chính trị và trả lại Chính quyền cho nhân dân của Chính phủ quân sự đương nhiệm Thái Lan. Sau đó, Chính phủ Pray-út sẽ mất khoảng một năm rưỡi để chuẩn bị về luật pháp và trình tự trước khi bầu cử Quốc hội. Theo lộ trình, Thái Lan có thể tổ chức bầu cử vào cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018.
Một Giáo sư danh dự khoa học chính trị Đại học Chulalongkorn, cựu Thẩm phán Tòa án Hiến pháp Thái Lan cho rằng, Chính phủ đương nhiệm sẽ tiến hành cuộc tổng tuyển cử theo thời gian biểu đã hứa, đương nhiên không thể giải quyết được tất cả những bất đồng chính trị chỉ dựa vào một bản Hiến pháp và một lần tổng tuyển cử, nhưng điều mọi người hy vọng là, Thái Lan sẽ không trở lại cục diện đối đầu nghiêm trọng năm 2014, điều quan trọng bậc nhất của Thái Lan dưới chế độ quân chủ lập hiến hiện nay tức là hàn gắn bất đồng, đảm bảo ổn định.
Một số học giả Thái Lan cho rằng, theo dự thảo Hiến pháp mới, Thái Lan sau này có thể sẽ có một Thượng viện lớn mạnh, một Hạ viện nhỏ yếu và manh mún và một Chính phủ yếu kém. Chính phủ Thái Lan mai sau có thể phát huy vai trò lớn ra sao, Thượng viện kiểm soát việc thành lập và quyết sách của Chính phủ ở mức độ lớn như thế nào là vấn đề quan tâm mật thiết của người dân Thái Lan.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |