Bài báo viết, 4 trong 5 trọng tài viên của vụ trọng tài Nam Hải do Phi-li-pin đơn phương nêu ra là đến từ châu Âu, Tòa trọng tài thiếu tính quốc tế, tính đại diện và tính thẩm quyền này làm thế nào giải quyết được vụ trọng tài Nam Hải rất phức tạp, liên quan đến lợi ích các nước châu Á?
Luật pháp là công cụ chứ không phải mục đích, luật pháp chỉ là một trong những biện pháp giải quyết xung đột, nếu luật pháp và Tòa án khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn thì không nên áp dụng biện pháp đó.
Người phương Đông kỳ thực có trí tuệ hơn. Trong lịch sử, các nước châu Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa nho giáo khi xử lý các tranh chấp tương tự thường áp dụng mô hình phi xung đột, giải quyết mâu thuẫn qua đàm phán và tham vấn, cách làm này rất nhân tính hóa và khá có hiệu quả. Ngoài ra, các nước châu Á thông thường không vì tranh chấp một vấn đề mà ảnh hưởng đến hợp tác trong các lĩnh vực khác, nhưng phương Tây lại quen đưa ra phán đoán đơn gian không trắng thì đen, thường vì bất đồng về mặt nào đó mà mở rộng ra đối đầu đa phương hóa, đa dạng hóa, mong muốn cắt đứt quan hệ chứ không phảí nỗ lực giải quyết vấn đề. Ví như vì bất bình với tình trạng pháp lý về mặt nhân quyền của Thổ Nhĩ Kỳ, mà Liên minh châu Âu đã gián đoạn sự đối thoại và hợp tác sâu sắc trong các lĩnh vực khác với Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả là Liên minh châu Âu đã ngày càng dấn sâu trong bãi lầy khủng hoảng người tị nạn.
Trong vụ trọng tài Nam Hải do Phi-li-pin đơn phương nêu ra, phương Tây tự cho mình là người bảo vệ luật pháp quốc tế, cáo buộc Trung Quốc là kẻ phá hoại, nhưng quan điểm của tôi lại ngược lại. Năm 2006 căn cứ theo quyền lợi mà Điều thứ 298 của "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển" đã giao phó, Trung Quốc đã đưa ra Tuyên bố loại trừ bằng hình thức Tuyên bố Chính phủ, gạt bỏ những tranh chấp liên quan tới chủ quyền, hoạch định biên giới trên biển, v.v ra ngoài trình tự cưỡng chế giải quyết tranh chấp. Hơn 30 nước kể cả Anh, Pháp, Nga, Ô-xtrây-li-a, v.v đều đã đưa ra Tuyên bố tương tự, Trung Quốc không chấp nhận, không công nhận trọng tài về chủ quyền và quyền lợi biển chính là đang làm việc theo pháp luật.
Điều nguy hiểm nhất là lợi dụng luật pháp quốc tế để đạt tới mục đích chính trị, đây mới sự phương hại thực sự đối với luật pháp quốc tế, nhưng có nước đang làm như vậy. Trong lịch sử, vị thế dẫn dắt của Trung Quốc tại khu vực châu Á luôn được các nước châu Á phổ biến công nhận và chấp nhận. Phương Tây lại cho rằng Trung Quốc là "nước lớn" đe dọa khu vực, thậm chí toàn cầu, cần phải hạn chế. Là nước lớn ngoài khu vực, Mỹ đã lấy vấn đề Nam Hải làm đột phá khẩu và điểm vào để kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc. Nhưng nếu phương Tây lạm dụng cái gọi là luật pháp để hạn chế Trung Quốc, không những sẽ làm rối loạn sự cân bằng khu vực hiện có, mà còn sẽ phương hại rất lớn đến tính thẩm quyền của luật pháp quốc tế.
Bài báo sau cùng viết, phán quyết tư pháp phải có tính hợp pháp mới có thể được thực thi. Nếu một hoặc nhiều nước đương sự không tin tưởng tính hợp pháp của Tòa án, thì phán quyết không thể được thực thi. Đây không phải để nước có chủ quyền khinh thường quyết định của Tòa án, mà mong cơ quan tư pháp quốc tế phải suy nghĩ chín chắn trước khi đưa ra đưa ra phán quyết không được hoan nghênh.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |