Thổ Nhĩ Kỳ nằm cả trên hai châu lục Âu-Á, lãnh thổ bao gồm bán đảo Anatolia và vùng Đông Thrace bán đảo Ban-căng Nam châu Âu. Không bao lâu sau khi kết thúc Thế chiến thứ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ đã nổ ra cuộc cách mạng, lãnh đạo cuộc cách mạng là Mustafa Kemal Ataturk, bởi vậy cuộc cách mạng này được gọi là "cuộc cách mạng Kemal". Bản thân ông Kemal xuất thân từ một quân nhân, thời kỳ đầu từng tham gia cuộc cách mạng trẻ Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu do quân nhân phát động. Trong cuộc cách mạng này đã cho ra đời nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, quân nhân luôn sắm vai trò quan trọng trong đời sống chính trị của nước Cộng hòa, thực lực của quân đội lớn mạnh. Quốc gia này được coi là quốc gia có lực lượng quân sự mạnh nhất ở khu vực Tây Á và Trung Đông ngoài I-xra-en. Lực lượng quân sự lớn mạnh luôn không cam chịu nằm ngoài đời sống chính trị, đây là một nguyên nhân quan trọng khiến Thổ Nhĩ Kỳ hay xảy ra quân nhân can thiệp vào chính trị thậm chí đảo chính quân sự.
Tuyệt đại đa số người dân Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi. Trong thời kỳ thống trị của Đế quốc Ottoman, để duy trì sự hợp pháp và chính thống thống trị của mình, các triều đại quân chủ không những coi đạo Hồi là quốc đạo, áp dụng chế độ chính trị thần quyền, mà còn thúc đẩy giáo dục đạo Hồi trong cả nước. Sau khi ông Kemal thiết lập Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, đã nghiêm khắc thi hành việc tách rời giữa tôn giáo với chính trị, quân nhân cũng trở thành những người bảo vệ kiên định của chính sách tách rời giữa tôn giáo với chính trị.
Thế nhưng, do truyền thống văn hóa và lịch sử, tôn giáo luôn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ, một số nhân vật chính trị sau khi trở thành lãnh đạo Nhà nước, đều công khai hoặc ngấm ngầm đưa một số giáo lý tôn giáo vào cương lĩnh chính sách của Chính phủ, từ đó dẫn đến cuộc đấu tranh giữa phái tự do thế tục và phái tôn giáo bảo thủ và động chạm tới dây thần kinh nhạy cảm của quân nhân. Đây là một nguyên nhân khác khiến Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần xảy ra quân nhân can thiệp vào chính trị thậm chí đảo chính quân sự.
Phần lớn đất nước Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở châu Á, hơn nữa lịch sử và văn hóa của họ đều mang đậm màu sắc phương Đông, thế nhưng rất nhiều người lại coi mình là một quốc gia châu Âu và một thành viên của thế giới phương Tây. Tình hình này cũng khiến khuynh hướng chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ không ngừng dao động giữa phương Đông và phương Tây. Một khi chính sách Nhà nước quá nghiêng về một bên nào đó, thì có thể dẫn tới rối loạn chính trị, lúc này, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thường sẽ can thiệp phát huy vai trò. Đây là nguyên nhân thứ ba khiến Thổ Nhĩ Kỳ khó xóa bỏ ám ảnh quân nhân can thiệp vào chính trị.
Tin cho biết, từ năm 1960 đến nay, không kể cuộc đảo chính ngày 15 tháng 7 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ kỳ ít nhất đã xảy ra 6 cuộc đảo chính quân sự, trong đó bao gồm 4 cuộc đảo chính thành công và 2 cuộc đảo chính hụt. Đảo chính luôn xảy ra khiến tình hình chính trị bấp bênh, cũng gây ảnh hưởng tiêu cực cho hình ảnh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |