Giám đốc Học viện Báo chí Đại học Nhân dân Trung Quốc, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc Triệu Khởi Chính trong bài phát biểu khai mạc cùng ngày đã tỏ rõ lập trường của Chính phủ Trung Quốc không chấp nhận, không công nhận cái gọi là kết quả trọng tài Nam Hải. Ông nói, Tòa trọng tài tạm thời được thành lập bởi vấn đề Nam Hải này không có bất cứ liên quan gì với Liên Hợp Quốc và Tòa án quốc tế, cái gọi là nội dung phán quyết của họ rất hoang đường, điều này không những liên quan đến chính trị, mà còn liên quan đến lợi ích kinh tế đằng sau. Ông nói:
"Ngày 12 tháng 7, 'trò hề' vụ trọng tài Nam Hải do Phi-li-pin đơn phương nêu ra đã khép lại. Màn kịch kết thúc mọi người ra về, Tòa trọng tài tạm thời khá gây tranh cãi này cũng sẽ giải tán, tôi muốn dùng một câu nói để kết luận về Tòa trọng tài tạm thời này, đó là 'ăn nhiều tiền, làm việc xấu, rất khó coi, phi pháp và vô giá trị'."
Giáo sư Đại học Quốc gia Xin-ga-po Trịnh Vĩnh Niên phát biểu tại Lễ khai mạc, cho rằng đây không phải vấn đề pháp lý đơn giản, mà là vấn đề chính trị. Về việc kết quả phán quyết coi đảo Thái Bình là "đá", ông Trịnh Vĩnh Niên nói, nếu đảo Thái Bình cũng không phải là đảo, thì rất nhiều nơi trên bản đồ thế giới đều phải quy hoạch lại. Ông cho rằng, vấn đề phức tạp chủ yếu do ba nguyên nhân, đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự sa sút tương đối của Mỹ và sự theo đuổi quốc gia bình thường của Nhật. Mỹ chưa nhìn nhận đúng đắn về sự trỗi dậy của Trung Quốc và cũng chưa sắm vai trung lập trên vấn đề Nam Hải.
Chuyên gia về Luật Quốc tế, Giáo sư Học viện Luật Đại học Thammasat Thái Lan Pra-xít cho rằng, giải pháp tốt nhất vẫn là thông qua đàm phán. Ông nói:
"Phương thức tốt nhất là ngồi vào bàn đàm phán. Hãy quên đi lần trọng tài này, kết quả này không có sức thuyết phục và khả năng thực hiện. Còn có một số nước sẵn sàng chấp nhận phán quyết này, ví dụ như Việt Nam, v.v, tôi nghĩ đây là điều vô ích, muốn giải quyết vấn đề này, cần sử dụng phương thức ngoại giao, đây là phương thức có hiệu quả hơn so với việc đưa ra pháp lý".
Giáo sư Quan hệ quốc tế Đại học Nehru Ấn Độ Xi-oa-ran Xinh cho rằng, tân Tổng thống Phi-li-pin lên cầm quyền đã tạo ra một cơ hội, ông nói:
"Điều khá lý thú là, Phi-li-pin đã gây ra vụ này, song họ đã thay đổi Chính phủ mới, đã có tân Tổng thống, phán quyết này không hợp lý cũng không hợp pháp, chúng ta cần có một giải pháp mới, tức là giải quyết thông qua đàm phán và tham vấn".
Người đồng sáng lập và là Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Chiến lược Cam-pu-chia Va-na-rít cho rằng, trên chừng mực nào đó, cái gọi là phán quyết đã tác động đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN. "Chúng ta cần phải thận trọng và tỉnh táo, không nên rơi vào cái bẫy trò chơi địa chính trị này. Cam-pu-chia rất tỉnh táo trên vấn đề này, quyết không để kết quả phán quyết phương hại đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |