Ông ShunjiYanai sắm vai chính trong quá trình thành lập Toà trọng tài tạm thời
2016-07-18 17:15:24 cri
Nhà ngoại giao Nhật, cựu Chủ tịch Tòa án Quốc tế về Luật Biển ShunjiYanai đã sắm vai chính trong quá trình thành lập Tòa trọng tài tạm thời. Ông ShunjiYanai, giữ chức Chủ tịch Tòa án Quốc tế về Luật Biển lúc bấy giờ đã thành lập Toà trọng tài tạm thời. Các nhân tố như địa vị đặc biệt, bối cảnh đặc thù, ngôn luận trước đây, khuynh hướng chính trị của ông đều trái với quy định của "Nguyên tắc độc lập của tư pháp quốc tế". Điều này đã quyết định sự khiếm khuyết ban đầu về tính công bằng và hợp pháp của Tòa trọng tài kể từ ngày thành.
Đoạn thứ 10 của "Nguyên tắc độc lập tư pháp quốc tế" nêu rõ, quan hệ quá khứ tồn tại với nước đương sự bên tranh chấp có khả năng trở thành căn cứ nghi ngờ tính công bằng của thẩm phán.
Trong cuộc đời ngoại giao lâu dài của ông ShunjiYanai có hai dấu ấn rõ rệt. Một là "Thân Mỹ và kiềm chế Trung Quốc", hai là "Phe diều hâu cánh hữu". Trong khi đó quan hệ dây mơ rễ má giữa ông với Thủ tướng Nhật A-bê là điều mọi người đều biết.
Ông ShunjiYanai năm 1961 vào làm tại Bộ Ngoại giao Nhật, trong 40 năm sau đó, lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như quan chức cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Nhật tại Mỹ v.v. Trong thời gian làm việc tại ở Bộ Ngoại giao, ông ShunjiYanai từng tham gia nhiều công việc nhạy cảm như vấn đề đảo Điếu Ngư, đảm bảo an ninh Nhật-Mỹ, v.v. Tháng 10 năm 2001, do dính vào vụ bê bối chiếm dụng kinh phí bảo mật ngoại giao, ông ShunjiYanai bị xử lý cảnh cáo nghiêm trọng và bị cách chức. Tuy nhiên, cũng chính người có "vết nhơ" nghề nghiệp này lại được nhà cầm quyền Nhật đề cử làm thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển vào năm 2005, đồng thời đảm nhiệm Chủ tịch tòa này từ năm 2011 đến 2014. Tháng 6 năm 2014, ông ShunjiYanai tái nhiệm thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật biển, nhưng thôi giữ chức Chủ tịch.
Trong thời gian giữ chức Chủ tịch tòa này, ông ShunjiYanai đã đơn phương nêu ra vụ trọng tài Nam Hải. Quyền hạn của Chủ tịch tòa khiến ông ShunjiYanai có thể thành lập Toà trọng tài, đồng thời chỉ định 4 trong 5 trọng tài trong tình hình Trung Quốc vắng mặt.
Trong thời gian giữ chức tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển, ông ShunjiYanai đã tham gia sâu vào ê-kíp tham vấn của chính phủ liên quan mật thiết với quân sự, chính sách đảm bảo an ninh của Nhật.
Người từng cùng làm việc với ông ShunjiYanai, cựu Trưởng phòng Trung Quốc và Mông Cổ Bộ Ngoại giao Nhật Asai Motosumi cho phóng viên biết, ông ShunjiYanai từng đứng ra tổ chức 'Hội nghị trao đổi về nền tảng pháp lý bảo đảm an ninh', Toà trọng tài cũng được ông ShunjiYanai thành lập dựa trên cơ sở xem xét ý kiến của chính quyền A-bê".
Ông Asai cho rằng, "Nếu họ thật sự có ý định trọng tài một cách công bằng, thì nên lựa chọn người hiểu về châu Á, hiểu về hiện trạng của Nam Hải, nhưng người do ông ShunjiYanai lựa chọn hoàn toàn không thể hiện điểm này. Trước khi phán quyết, kết luận đã chuẩn bị xong".
Lời lưu ký