Tổ chức Thương mại thế giới mới đây công bố báo cáo mới nhất cho thấy, tốc độ ban hành các biện pháp hạn chế thương mại trong thời gian qua của các nền kinh tế G20 đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2008 bùng phát cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế. Từ đó có thể thấy, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch vẫn đang tiếp tục ngóc đầu trên thế giới, điều này vừa không có lợi cho việc thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi và tăng trưởng như mong muốn của mọi người, cũng không có lợi cho việc xây dựng trật tự thương mại quốc tế mới công bằng và hợp lý hơn.
"Báo cáo về biện pháp thương mại của G20" cho thấy, từ trung tuần tháng 10/2015 đến trung tuần tháng 5 năm nay, các nền kinh tế G20 cả thảy áp dụng 145 biện pháp mới về hạn chế thương mại, trung bình mỗi tháng áp dụng 21 biện pháp, nhiều hơn so với trung bình 17 biện pháp/tháng của giai đoạn giám sát trước đó. Trong đó, các biện pháp chống bán phá giá chiếm tuyệt đại đa số và phần lớn các vụ điều tra chống bán phá giá đều tập trung vào các ngành như kim loại, công nghiệp hóa chất, v.v.
Báo cáo còn cho thấy, từ năm 2008 đến nay, các nền kinh tế G20 tổng cộng áp dụng 1.583 biện pháp hạn chế thương mại mới và cho đến nay mới chỉ dỡ bỏ 387 biện pháp. Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới A-dê-vê-đô cho biết: "Chúng tôi luôn quan ngại trước sự gia tăng không ngừng của các biện pháp hạn chế thương mại. Báo cáo này cho thấy, xu thế khiến người ta quan ngại này vẫn đang tiếp tục". Ông cho biết, các biện pháp hạn chế thương mại này cũng như sự dâng cao của luận điệu chống thương mại có thể sẽ gây tác động tiêu cực hơn nữa cho trao đổi thương mại toàn cầu, từ đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm. Từ báo cáo này chúng ta rất dễ nhận thấy, trong quá trình khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, khôi phục sự tăng trưởng kinh tế thế giới, một số nền kinh tế, đặc biệt là một số nền kinh tế phát triển, mặc dù về bề ngoài nói rằng cần tăng cường điều phối chính sách kinh tế vĩ mô toàn cầu, nhưng trên thực tế khuynh hướng chủ nghĩa bảo hộ ở các nước này lại ngày càng trầm trọng, thậm chí động một tí là áp dụng biện pháp trừng phạt thương mại đơn phương đối với các hoạt động đầu tư và thương mại mà mình cho là "không công bằng" và "không hợp lý".
Điều khiến mọi người quan ngại hơn là, với ưu thế dẫn trước về kinh tế- xã hội, một số nền kinh tế phát triển tạo ra các hàng rào thương mại mới nhằm vào sự phát triển tụt hậu của các nền kinh tế đang phát triển như tiêu chuẩn kỹ thuật, phát triển xanh và bảo vệ môi trường cũng như tiêu chuẩn lao động v.v.. Bên cạnh đó, phạm vi bảo hộ mậu dịch của các nước này cũng đang mở rộng, không những bao trùm thương mại hàng hóa, mà còn vươn đến các lĩnh vực thương mại dịch vụ, tài chính và quyền sở hữu trí tuệ.
Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch toàn cầu không những không có lợi cho việc khắc phục cuộc khủng hoảng, khôi phục tăng trưởng, mà còn sẽ mang lại rủi ro về kinh tế thế giới đi xuống và gây phương hại tới thương mại quốc tế. Bởi vậy, trong tình hình hiện nay, các nền kinh tế chủ yếu trên thế giới, nhất là các thành viên nhóm G20 càng cần dẫn đầu tẩy chay chủ nghĩa bảo hộ đầu tư và thương mại dưới các hình thức, thận trọng kiềm chế, sử dụng các biện pháp cứu trợ thương mại một cách quy phạm, thực sự gánh vác trách nhiệm quan trọng thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi và tăng trưởng.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |