Trước tiên, Mỹ từng từ chối thực thi phán quyết về vụ "Các hoạt động quân sự và bán quân sự tại Ni-ca-ra-goa" do Tòa án Quốc tế đưa ra.
Lúc đầu, Mỹ quả thật đã tham gia một phần trình tự xét xử của Tòa án Quốc tế, nhưng ngay từ ngày 6/4/1984, tức trước 3 ngày Ni-ca-ra-goa chính thức kiện ra tòa, Chính phủ Mỹ đã thông báo với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc rằng, tuyên bố về Mỹ chấp nhận quyền tài phán cưỡng chế của Tòa án Quốc tế đưa ra vào năm 1946, không thích hợp áp dụng trong "các tranh chấp với các nước Trung Mỹ, cũng như các tranh chấp do sự kiện xảy ra ở Trung Mỹ gây nên hoặc liên quan tới các sự kiện ở Trung Mỹ" trong vòng 2 năm, thông báo này lập tức có hiệu lực, gạt bỏ quyền tài phán của Tòa án Quốc tế đối với Mỹ.
Thứ hai, Mỹ là nước chưa ký "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển", phớt lờ bản chất vụ trọng tài Nam Hải do Phi-li-pin nêu ra, phớt lờ sự thật vụ án này vượt ra ngoài thẩm quyền tài phán của Tòa trọng tài.
Cốt lõi về tranh chấp Nam Hải giữa Trung Quốc và Phi-li-pin là Phi-li-pin xâm chiếm trái phép một số đảo và bãi đá thuộc quần đảo Nam Sa Trung Quốc, dẫn đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ và vấn đề phân định đường biên giới trên biển. Đây cũng là bản chất của vụ trọng tài Nam Hải do Phi-li-pin nêu ra. Ý đồ thực sự của Phi-li-pin là phủ định chủ quyền lãnh thổ đối với một số đảo và bãi đá trên Nam Hải cũng như quyền lợi biển hữu quan của Trung Quốc. Về vấn đề liên quan tới chủ quyền lãnh thổ quốc gia này, bất cứ nước nào trên thế giới cũng không thể chấp nhận giải pháp cưỡng chế do cơ chế bên thứ ba mà không phải do mình tự nguyện lựa chọn.
Về bản thân Mỹ, không những cho đến nay vẫn chưa ký "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển", mà còn vội vã đưa ra cái gọi là "Chương trình tự do hàng hải" trước khi diễn ra lễ ký "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển" năm 1979 để đối chọi với luật pháp quốc tế, xây dựng và thúc đẩy thực thi trật tự biển kiểu Mỹ ngoài khuôn khổ "Công ước", đây là lô-gích và hành vi bá quyền một cách trắng trợn. Đối với Mỹ, nếu luật pháp quốc tế phù hợp lợi ích thì Mỹ dùng, nếu không thì gạt bỏ, Mỹ thì vứt bỏ, và rồi lãng quên cách làm trước kia của mình đối với phán quyết quốc tế. Vì vậy, Mỹ không có tư cách nói này nói nọ đối với Trung Quốc.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |