Gần đây, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên, Giáo sư Diêu Kế Đức của Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế Đại học Vân Nam, người phụ trách dự án nghiên cứu bản đồ cổ I-ran của phía Trung Quốc đã cho xem bản phô-tô một số bản đồ cổ I-ran. Giáo sư cho biết, đây là nhận biết đối với địa lý thế giới, lấy Péc-xích làm trung tâm mà các nhà địa lý học thời đó lập ra căn cứ theo kiến thức địa lý nắm được của bản thân.
Nhiều chuyên gia Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế Đại học Vân Nam cho rằng, số bản đồ cổ và văn hiến liên quan của I-ran này lại là một bằng chứng lịch sử quan trọng về hoạt động tại Nam Hải của Trung Quốc trong lịch sử được cộng đồng quốc tế công nhận, đã cung cấp tư liệu hiện vật đầy đủ của bên thứ ba chứng minh chủ quyền đối với các đảo trên Nam Hải của Trung Quốc.
Giáo sư Diêu Kế Đức là Giám đốc Sở Nghiên cứu Tây Nam Á kiêm Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu về I-ran, làm công tác nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung Quốc-I-ran nhiều năm. Giáo sư cho biết, niên đại của hơn 50 tấm bản đồ này là từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 17 (tức đời nhà Đường đến nhà Nguyên, Minh của Trung Quốc), kéo dài hơn 800 năm. Cho đến nay, nhóm dự án đã chỉnh lý, chú thích hệ thống đối với hơn 50 tấm bản đồ này. Sau khi kết hợp văn hiến lịch sử, địa lý của Trung Quốc và nước ngoài tiến hành khảo chứng, giải thích bước đầu đối với số bản đổ cổ này, Nhóm dự án chứng minh, số bản đồ cổ I-ran này luôn ghi rõ vùng biển Nam Hải Trung Quốc này này là "Biển Trung Quốc" hoặc "Vịnh Trung Quốc".
Giáo sư Diêu Kế Đức đã cho phóng viên xem bản phô-tô "Bản đồ Thế giới" được lưu giữ trong bản chép tay mang tên "Nhận biết phương hướng". Giáo sư Diêu Kế Đức cho biết, bản đồ cổ này là bản đồ hình cầu được lập ra bởi Rajdhani, nhà địa lý học nổi tiếng Péc-xích thế kỷ 11, ghi chú địa danh bằng văn tự Péc-xích. Bản đồ cổ vẽ trên giấy ngả mầu vàng này chủ yếu có ba mầu vàng, trắng và xanh, chia thế giới thành 6 vùng lớn là Ấn Độ, A-rập, Ai Cập, Péc-xích, Côn-xtan-ti-nô-plơ (tức I-xtan-bun, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) và Trung Quốc, cả vùng biển nằm phía dưới Ấn Độ (miền Đông) được ghi chú rõ là "Biển Trung Quốc", có chỗ còn ghi rõ chữ "Đảo Trung Quốc".
Giáo sư Diêu Kế Đức cho biết, từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 17, các nhà hàng hải Hồi giáo Péc-xích và A-rập đã điều khiển đoàn tàu tân tiến kể cả thuyền có buồm hình tam giác đi lại giữa các vùng biển Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và Nam Hải Trung Quốc, v.v. Trong thời kỳ thương mại thịnh vượng của Con đường Tơ lụa trên biển Đông Tây, nhiều nhà thám hiểm, nhà địa lý học Péc-xích và A-rập cũng đã đáp theo các đoàn tàu thương mại đi lại giữa các nơi.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |