Bài báo viết, năm nay là kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại Trung Quốc-ASEAN. Trong những năm tháng đã qua, thông qua các sáng kiến và cơ chế như Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, "Một vành đai, một con đường" và hợp tác sông Lan Thương-sông Mê Công, v.v, Trung Quốc và ASEAN đã thực hiện tăng nhanh phát triển hội nhập kinh tế khu vực. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất và nguồn vốn đầu tư chủ yếu của ASEAN.
ASEAN và Trung Quốc cùng được lợi bởi sự nhất thể hóa kinh tế khu vực không ngừng đi vào chiều sâu. Từ thời kỳ sau thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay, thông qua phương thức thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực, v.v, Trung Quốc luôn duy trì quan hệ hữu nghị với các nước ASEAN. Nhất là trong thời gian khủng hoảng tài chính Đông Nam Á năm 1997, Trung Quốc không những không phá giá đồng Nhân dân tệ, ngược lại còn giúp các nước trong khu vực vượt qua khó khăn thông qua biện pháp kinh tế và tài chính.
Những năm qua, Trung Quốc luôn dốc sức cho thúc đẩy tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị và xây dựng cơ chế khu vực với ASEAN. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc-ASEAN diễn ra năm 1997, lãnh đạo Trung Quốc và ASEAN đã xác định xây dựng quan hệ đối tác láng giềng tin cậy hướng tới thế kỷ 21. Năm 2003, Trung Quốc trước tiên gia nhập "Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Đông Nam Á", đã tăng cường phát triển hợp tác với các nước láng giềng, đã cùng ASEAN thiết lập quan hệ đối tác chiến lược hướng tới hòa bình và phồn vinh.
Trung Quốc còn tích cực tham gia cơ chế an ninh khu vực như Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, v.v, đặc biệt là thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực phi an ninh truyền thống với các nước láng giềng ASEAN, tích cực ủng hộ các nước trong khu vực không ngừng tăng cường xây dựng năng lực, chung sức ứng phó các vấn đề như thiên tai, tội phạm xuyên quốc gia và dịch bệnh, v.v.
Bài báo viết, Trung Quốc và các nước ASEAN đều không mong tình hình căng thẳng ở Nam Hải ảnh hưởng tới toàn cục phát triển quan hệ hai bên, bởi vậy cần ứng phó một cách sáng tạo với tình hình an ninh khu vực không ngừng thay đổi. Điều quan trọng nhất là, hai bên cần tiếp tục tăng cường tin cậy và tôn trọng lẫn nhau xuất phát từ lợi ích chung từ góc độ chiến lược. Trong đó, thực hiện thống nhất sự kết hợp hữu cơ lợi ích của các nước và vùng lãnh thổ là yếu tố then chốt.
Trung Quốc và ASEAN cần hợp tác với nhau, cùng điều phối sáng kiến hợp tác khu vực và tiểu vùng, ví dụ như kết nối giữa sáng kiến "Một vành đai, một con đường" với quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc-ASEAN và Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, kết nối giữa khung hợp tác tiểu vùng như hợp tác sông Lan Thương- Mê Công, v.v với sáng kiến khu vực.
Bài báo sau cùng cho biết, Trung Quốc và ASEAN cũng có không gian phát triển to lớn về mặt giao lưu nhân văn. Từ chính quyền đến nhân dân, từ hợp tác giáo dục đến giao lưu văn hóa, hợp tác nhân văn nhiều lĩnh vực sẽ có lợi cho nhân dân các nước ASEAN hiểu biết nhiều hơn về Trung Quốc, hình ảnh tốt đẹp của Trung Quốc cũng nhất định ăn sâu vào lòng người hơn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |