Đầu tháng 4, "nguồn nước khẩn cấp" của Trung Quốc chảy về phía Nam cuối cùng đã đến Việt Nam, nước cuối cùng trên sông Lan Thương-Mê Công. Dòng nước này khiến mực nước ở vùng châu thổ sông Mê Công trở lại bình thường, đẩy nước biển xâm nhập mặn lùi về 10 đến 20 ki-lô-mét, độ mặn của đoạn sông thuộc tỉnh Sóc Trăng đổ ra biển qua cửa sông Cửu Long giảm với mức lớn, đã cứu vãn 2000 héc-ta lúa đang trổ bông.
Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Sen và Thủ tướng Thái Lan Pray-ut bày tỏ cảm ơn và đánh giá cao việc bổ sung nước của Trung Quốc. Trang web cơ quan tham vấn Thái Lan đăng bài viết, việc Trung Quốc bổ sung nước khẩn cấp "là cách làm hữu hiệu thúc đẩy các nước chung sống hoà mục, tăng cường hữu nghị giữa các nước lưu vực sông Mê Công".
Theo kế hoạch ban đầu, việc bổ sung nước khẩn cấp của Trung Quốc kéo dài đến ngày 10 tháng 4. Nhưng xem xét đến các nước vùng hạ du vẫn có nhu cầu chống hạn, Trung Quốc quyết định tiếp tục xả nước khẩn cấp kể từ ngày 11/4, cho đến kết thúc mùa khô.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, việc bổ sung nước có thể nói là sự mở đầu tốt đẹp của cơ chế Hợp tác sông Lan Thương-Mê Công. Khi phát biểu tại Hội nghị cấp cao Hợp tác sông Lan Thương-Mê Công lần thứ nhất diễn ra vào tháng 3 tại thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Trung Quốc xả nước giúp các nước lưu vực sông Mê Công phòng chống hạn hán, là sự thể hiện mạnh mẽ về tính cần thiết của hợp tác sông Lan Thương-Mê Công, cũng là minh chứng sống động về "chung một dòng sông".
Cuối năm 2014, tại Hội nghị cấp cao Trung Quốc-ASEAN lần thứ 17, Trung Quốc hưởng ứng sáng kiến phát triển bền vững khu vực sông Lan Thương-Mê Công do Thái Lan đề xuất, đề nghị xây dựng cơ chế Hợp tác sông Lan Thương-Mê Công. Dưới sự hưởng ứng tích cực của 5 nước và thúc đẩy tích cực của Trung Quốc, cơ chế Hợp tác sông Lan Thương-Mê Công đã từ sáng kiến trở thành hiện thực chỉ trong hơn 1 năm.
Tại Hội nghị cấp cao Hợp tác sông Lan Thương-Mê Công lần thứ nhất, Trung Quốc đề xuất: sẵn sàng cung cấp khoản vay ưu đãi trị giá 10 tỷ Nhân dân tệ và hạn ngạch vay tín dụng trị giá 10 tỷ USD, dùng vào hỗ trợ dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và hợp tác năng lực sản xuất khu vực sông Lan Thương-Mê Công; thúc đẩy các mặt bằng như Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, Quỹ Con đường Tơ lụa v.v, tích cực ủng hộ hợp tác phát triển trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng v.v của khu vực sông Lan Thương-Mê Công; thành lập Quỹ riêng Hợp tác sông Lan Thương-Mê Công, dành 300 triệu USD hỗ trợ các dự án hợp tác vừa và nhỏ do 6 nước đề xuất trong 5 năm tới, v.v.
Phó Giám đốc Trung tâm Chính sách ngoại giao và nghiên cứu chiến lược Học viện Ngoại giao Việt Nam Trần Việt Thái cho rằng, cơ chế hợp tác sông Lan Thương-Mê Công sẽ trở thành tiêu chí hợp tác giữa ASEAN với Trung Quốc, hợp tác giữa các nước Đông Nam Á lục địa với Trung Quốc.
Điều không thể coi nhẹ là, các nước thành viên ASEAN có chênh lệch tương đối lớn về trình độ phát triển, ASEAN đứng trước nhiều thách thức trong việc thực hiện nhất thể hóa toàn diện. Cơ sở kinh tế của Mi-an-ma, Cam-pu-chia và Lào tương đối yếu kém trong 10 nước ASEAN, trong khi đó, thực lực kinh tế của Trung Quốc và Thái Lan tương đối mạnh trong 6 nước sông Lan Thương-Mê Công. Phát huy hữu hiệu vai trò của cơ chế hợp tác sông Lan Thương-Mê Công, có lợi cho rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các nước lưu vực sông Mê Công với các nước khác trong ASEAN.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |