Đây là bản Tuyên bố chung mới về vấn đề biến đổi khí hậu do Nguyên thủ hai nước Trung-Mỹ công bố tiếp sau "Tuyên bố chung Nguyên thủ Trung-Mỹ về biến đổi khí hậu" mang tính lịch sử được công bố tại Bắc Kinh vào tháng 11/2014. Tuyên bố nêu rõ, hai bên Trung-Mỹ kiên định xiết tay cùng nỗ lực với các nước khác để đạt được thành quả Pa-ri với quyết tâm hùng vĩ và thành công tốt đẹp, thúc đẩy thực hiện mục tiêu được ghi trong công ước.
Ông Châu Ký, Phó Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Hợp tác quốc tế Trung Quốc về ứng phó biến đổi khí hậu cho biết, qua Tuyên bố chung thấy được, hợp tác trong lĩnh vực biến đổi khí hậu giữa hai nước Trung-Mỹ đã trở nên sâu sắc hơn và cụ thể hóa hơn nữa.
"Vấn đề trách nhiệm chung nhưng có sự khác biệt đã được sâu sắc hơn và thu được tiến triển nhiều hơn. Năm ngoái chỉ nói đồng ý nguyên tắc này, năm nay ngoài chấp nhận nguyên tắc này ra, còn yêu cầu nguyên tắc này cần được thể hiện trong các yếu tố cụ thể của Hiệp định; một nội dung quan trọng khác là trên vấn đề trị lý khí hậu toàn cầu, độ minh bạch là một phần không thể thiếu được, hai bên Trung-Mỹ đều nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề độ minh bạch, tăng cường sự tin cậy và niềm tin bằng nâng cao độ minh bạch".
Về vấn đề thực hiện vốn, Tuyên bố chung đã có sự trình bày cụ thể hơn. Hai bên tái khẳng định rằng, các nước phát triển cam kết đến năm 2020 hàng năm sẽ phối hợp huy động 100 tỷ đô-la Mỹ để đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển. Mỹ tái khẳng định cam kết sẽ quyên góp 3 tỷ đô-la Mỹ cho Quỹ Khí hậu xanh; Trung Quốc tuyên bố huy động 20 tỷ Nhân dân tệ cho thành lập "Quỹ Hợp tác Nam Nam Trung Quốc về biến đổi khí hậu", nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó bao gồm tăng cường năng lực của các nước đang phát triển trong việc sử dụng vốn của Quỹ Khí hậu xanh.
Về mặt thúc đẩy hành động ứng phó biến đổi khí hậu trong nước, sự cam kết của Trung Quốc cũng là một trong những điểm sáng. Tuyến bố chung viết, Trung Quốc phấn đấu đến năm 2030 giảm lượng khí thải trong nước tính trên đơn vị GDP xuống từ 60-65% so với năm 2005. Ông Hà Kiến Khôn, Phó Chủ nhiệm Hội đồng chuyên gia về biến đổi khí hậu Quốc gia, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế các-bon thấp Trường Đại học Thanh Hoa Trung Quốc cho biết, điều này có nghĩa là Trung Quốc cần phải đưa ra sự nỗ lực nhiều hơn so với các nước phát triển.
"Lượng khí thải không tăng có nghĩa là năng lượng hóa thạch gồm năng lượng than đá và dầu mỏ không tăng nữa, mà chỉ tăng thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và điện hạt nhân. Đây có nghĩa là hàng năm cần phải lần lượt sản xuất thêm 20 triệu ki-lô-oát năng lượng gió, 20 triệu ki-lô-oát năng lượng mặt trời, 10 triệu ki-lô-oát điện hạt nhân, luôn duy trì tốc độ phát triển như vậy mới có thể đáp ứng điều kiện dùng điện trong giờ cao điểm. Đây là điều kiện mà bất cứ một nước phát triển nào đều không có và không thể thực hiện được. Qua đó có thể thấy, cường độ giảm khí thải của Trung Quốc là rất mạnh.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |