Hội nghị ngành công nghiệp thông minh nhân tạo Trung Quốc 2015
mới đây diễn ra tại Bắc Kinh. Hội nghị đã tiến hành thảo luận về các đề tài nóng hiện nay như "rô-bốt học tập và mô hình nhận biết", "cơ hội và thách thức của dữ liệu lớn", "thông minh nhân tạo và khoa học thường thức", "tương lai của rô-bốt thông minh", v.v. Hiện nay, trình độ công nghệ thông minh nhân tạo của Trung Quốc đã phát triển đến đâu? Nó sẽ mang lại những tác động gì đối với kết cấu ngành nghề?
Các bạn vừa nghe là người máy "Phi Phi" phiên dịch tại Giải Rô-bốt Cup thế giới lần thứ 19 vừa kết thúc. Việc khiến con rô-bốt nhỏ bé này biết nghe, biết nói và phiên dịch tức thời chính là dựa trên công nghệ thông minh nhân tạo.
Khái niệm thông minh nhân tạo là được đề xuất từ thập niên 50 của thế kỷ trước, trải qua gần 60 năm phát triển, hiện đã trở thành nội dung thường gặp thậm chí không thể thiếu trong đời sống của mọi người. Ngoài người máy "Phi Phi" nói trên ra, những công nghệ như nhận dạng vân tay, tiếng nói, thiết bị thông minh đeo trên người, xe hơi không người lái, v.v đều là những kiệt tác của thông minh nhân tạo.
Được biết, công nghệ thông minh nhân tạo của Trung Quốc phát triển như vũ bão trong những năm gần đây, những thành quả khoa học-công nghệ thông minh như nhận dạng chữ viết, tiếng nói, đặc trưng sinh học, rô-bốt công nghiệp, rô-bốt phục vụ, v.v có quyền sở hữu trí tuệ tự chủ của Trung Quốc đã được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Số liệu cho thấy, năm 2014, lượng tiêu thụ rô-bốt công nghiệp trên thị trường Trung Quốc tăng đột biến 54%, đạt tới 56 nghìn rô-bốt.
Mặc dù khoảng cách giữa Trung Quốc và các nước phát triển về một số công nghệ thông minh nhân tạo then chốt, nhất là phương pháp tính toán cốt lõi không lớn, nhưng một số chuyên gia cho rằng, trình độ ứng dụng tổng thể về thông minh nhân tạo của Trung Quốc vẫn tương đối thấp. Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thông minh nhân tạo Trung Quốc Đàm Thiết Ngưu cho biết:
"Cần phải nhận thấy khoảng cách, nhất là về sức ảnh hưởng quốc tế, một số hệ thống phần cứng thông minh, bao gồm công nghệ và công nghiệp vẫn còn khoảng cách. Kể cả linh phụ kiện hàng đầu trong lĩnh vực này, những nội dung được quan tâm rộng rãi vẫn còn khoảng cách. Tuy nhiên dựa trên có nhiều cơ hội phát triển và mức độ coi trọng của nhà nước, tôi nhận thấy tương lai phát triển thông minh nhân tạo của Trung Quốc vẫn rất lớn".
Ngoài ra, Viện sĩ Đàm Thiết Ngưu còn chỉ rõ, thể chế, cơ chế, đội ngũ nhân tài, việc chia sẻ dữ liệu và cả cơ sở hạ tầng đều là những thách thức đặt ra cho phát triển thông minh nhân tạo.
Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng phát triển lĩnh vực thông minh nhân tạo. Hiện Trung Quốc đang thực thi các chương trình hành động như "Trung Quốc chế tạo 2025", "mạng In-tơ-nét +" đều coi chế tạo thông minh và thông minh nhân tạo là hướng đột phá và hành động trọng điểm. Viện sĩ Đàm Thiết Ngưu cho rằng, để bảo đảm cho ngành công nghiệp thông minh nhân tạo phát triển lành mạnh và bền vững, bảo đảm cho những thành quả phát triển mang lại hạnh phúc cho nhân dân, cần phải tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện tác động của thông minh nhân tạo đối với xã hội loài người từ góc độ xã hội học, xây dựng và kiện toàn pháp luật pháp quy tương ứng, kiến tạo môi trường tốt đẹp cho phát triển sáng tạo thông minh nhân tạo.