"Trung Quốc chế tạo" lần đầu tiên đi ra thế giới ngay từ thời cổ đại. Sự phát minh về la bàn, thuốc súng, nghề làm giấy, nghề in cũng như sản phẩm tơ lụa và gốm sứ của Trung Quốc từng gây tác động sâu sắc tới tiến trình lịch sử.
Cuối thập niên 70 thế kỷ 20, công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đã dẫn dắt kinh tế phát triển vươn lên, khiến Trung Quốc trở thành "Công xưởng của thế giới".
Hiện nay là làn sóng thứ 3 của "Trung Quốc chế tạo". Trung Quốc đang nâng nhà máy sản xuất gia công sản phẩm cấp thấp và giá rẻ lên cấp cơ sở quan trọng cung ứng trang thiết bị tiên tiến cho thế giới. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành nước công nghiệp chế tạo lớn nhất thế giới, thế nhưng, trên 90% sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc là sản phẩm dán mác, cho nên Trung Quốc vẫn chưa phải là nước mạnh về công nghiệp chế tạo.
Song, điều không cho phép coi thường là tốc độ trưởng thành của "Trung Quốc chế tạo". Theo xếp hạng được công bố mới đây của BrandZ Global về Top 100 thương hiệu giá trị nhất Trung Quốc năm 2015 cho thấy, tổng giá trị của Top 100 thương hiệu Trung Quốc đã vượt 460 tỷ đô-la Mỹ, tăng 22% so với cùng kỳ, mức tăng nhanh hơn Top 100 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu.
Trong thời gian chưa đến 10 năm, Công ty Đại Cương, doanh nghiệp nghiên cứu chế tạo máy bay không người lái Trung Quốc có trụ sở tại Thâm Quyến đã trở thành doanh nghiệp xuất sắc trong lĩnh vực máy bay không người lái toàn cầu. Nhiều cơ quan nghiên cứu thị trường cho biết, Công ty Đại Cương chiếm gần 70% thị phần trên thị trường máy bay không người lái dân sự trên toàn thế giới, hơn nữa thị trường của họ chủ yếu tập trung tại châu Âu và Mỹ.
Các ngành nghề mới được nảy sinh từ sâu sắc cải cách toàn diện và chuyển đổi mô hình kinh tế đang trở thành lĩnh vực then chốt mới nổi trong gây dựng thương hiệu Trung Quốc, đồng thời cũng đã làm thay đổi bố cục vốn có, thậm chí phương thức tồn tại ngành nghề của thị trường quốc tế.
Người sáng lập Công ty Alibaba Mã Vân nói, "Chúng tôi hy vọng dựa vào công nghệ của mình và thông qua mặt bằng thương mại điện tử để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng Trung Quốc nói riêng và toàn thế giới nói chung, không những khiến hoạt động buôn bán không còn gặp khó khăn như trước, mà còn khiến người tiêu dùng có thể mua được hàng hoá tốt hơn".
Thách thức lớn nhất trong quốc tế hóa "Trung Quốc chế tạo" vẫn là ấn tượng "chất lượng kém giá rẻ" tồn tại từ trước đến nay. Việc phá vỡ ấn tượng này đòi hỏi sự trỗi dậy của hàng loạt thương hiệu Trung Quốc nảy sinh từ lĩnh vực then chốt". Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu Trung Quốc, Giáo sư Trường Đại học Trung Sơn Vương Hải Trung cho biết, việc gây dựng hình ảnh thương hiệu Trung Quốc trên trường quốc tế cần phải nêu bật hình ảnh mới mẻ trên thế giới.
Giáo sư Vương Hải Trung cho biết, "Kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, quá trình phấn đấu trên thị trường quốc tế của doanh nghiệp Trung Quốc lần lượt trải qua ba giai đoạn: Tức từ xuất khẩu sản phẩm đến xuất khẩu vốn, rồi đến nâng cao ý thức thương hiệu". Doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang bắt đầu hướng tới mục tiêu gây dựng thương hiệu theo tầm nhìn toàn cầu.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |