Áp thuế với ô tô điện xuất xứ từ Trung Quốc, EU “đóng đinh vào thân mình”
Bất chấp sự phản đối từ các bên, ngày 29/10 giờ địa phương, Ủy ban Châu Âu công bố thông tin, quyết định áp thuế chống trợ cấp cuối cùng trong 5 năm đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước kết quả này, Trung Quốc dứt khoát cho biết không chấp thuận và không chấp nhận, đã kiện lên Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới.
Đằng sau quyết định của Liên minh châu Âu vừa có nhân tố về chính sách kinh tế của Liên minh châu Âu ngày một bảo thủ và bị chính trị hóa, vừa có ảnh hưởng của Mỹ nhằm lôi kéo nhóm nhỏ kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, làm như vậy chỉ sẽ gây hậu quả “thua nhiều”, cũng khiến bản thân Liên minh châu Âu phải trả giá lớn.
Xét về mặt kinh tế, trước tiên sẽ làm tổn hại tới sự ổn định của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng của ngành ô tô, làm tổn hại tới lợi ích của các doanh nghiệp ô tô và người tiêu dùng châu Âu. Giám đốc Điều hành của Hãng ô tô Renault Pháp Luca de Meo cho biết, “tiến trình điện khí hóa ô tô của châu Âu sẽ khó khăn hơn nếu không thể hợp tác tốt đẹp với doanh nghiệp Trung Quốc”. Tập đoàn BMW trong tuyên bố cho biết, cách làm của Liên minh châu Âu không thể nâng cao sức cạnh tranh của các hãng chế tạo ô tô châu Âu, ngược lại sẽ làm tổn hại tới các doanh nghiệp có nghiệp vụ trên phạm vi thế giới.
Bên cạnh đó, hợp tác đầu tư Trung Quốc – Liên minh châu Âu cũng sẽ bị ảnh hưởng. Một mục đích chính của Liên minh châu Âu khi áp thuế với ô tô điện Trung Quốc là buộc càng nhiều doanh nghiệp ô tô Trung Quốc đến châu Âu đầu tư xây dựng nhà máy. Tuy nhiên, chỉ có môi trường thị trường cởi mở và công bằng mới có thể thực sự thu hút đầu tư.
Ngoài ra, cách làm của Liên minh châu Âu sẽ làm tổn hại tới nỗ lực chuyển đổi xanh của mình và nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu của toàn cầu. Liên minh châu Âu hiện đặt mục tiêu 27 nước thành viên giảm 55% phát thải carbon vào năm 2030, phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, do thiếu sáng tạo, chi phí đầu vào cao, tiến trình chuyển đổi xanh của Liên minh châu Âu gặp trắc trở.
Nội bộ Liên minh châu Âu bất đồng về việc áp thuế đối với ô tô điện Trung Quốc. Thủ tướng Hungary Viktor Orban và Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhiều lần cho biết, cách làm này sẽ làm suy giảm sức cạnh tranh của bản thân Liên minh châu Âu.
Liên minh châu Âu cho biết sẽ tiếp tục tham vấn với Trung Quốc việc cam kết về giá. Trung Quốc luôn chủ trương giải quyết tranh chấp thương mại thông qua đối thoại và thương lượng, mong Liên minh châu Âu đi cùng một hướng, sớm đạt được giải pháp mà hai bên đều có thể chấp nhận.
Biên tập viên:Mẫn Linh