“Tư tưởng pháp trị của Tập Cận Bình” trong quản lý dất nước theo pháp luật một cách toàn diện

2024-10-16 07:00:03(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Từ Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bước vào thời đại mới, dưới sự lãnh đạo kiên cường của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân, đã xây dựng nền pháp trị Trung Quốc từ “quản lý đất nước theo pháp luật” đến “quản lý đất nước theo pháp luật một cách toàn diện”, đồng thời coi việc quản lý đất nước theo pháp luật một cách toàn diện là nội dung quan trọng trong bố cục chiến lược quản lý đất nước của Đảng. Việc đẩy mạnh quản lý đất nước theo pháp luật cũng có nghĩa là kiên trì và mở rộng đường lối pháp trị của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiên trì địa vị làm chủ của nhân dân, kiên trì sự bình đẳng của mọi người trước pháp luật.

Trên cơ sở đó, tháng 11 năm 2020, tại Bắc Kinh, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã triệu tập Hội nghị Quản lý đất nước theo pháp luật một cách toàn diện, trong đó sự đóng góp lớn nhất của Hội nghị chính là việc đề xuất “Tư tưởng pháp trị của Tập Cận Bình”. Tư tưởng pháp trị của Tập Cận Bình là thành quả mới sáng tạo to lớn được đưa ra nhằm đáp ứng yêu cầu cho việc thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Đây cũng là thành quả mới nhất của Trung Quốc hoá lý luận về pháp trị của chủ nghĩa Mác và là bộ phận cấu thành quan trọng của tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới của Tập Cận Bình, và là sự tuân thủ căn bản và kim chỉ nam hành động cho quản lý đất nước theo pháp luật một cách toàn diện. 

PGS. TS Nguyễn Minh Hoàn, Trưởng Khoa Triết học Học viện Báo chí và Tuyên truyền Việt Nam

Có thể thấy, pháp trị chính là phương thức căn bản của quản lý đất nước, là sự bảo đảm tin cậy cho việc thực hiện tự do bình đẳng, công bằng chính nghĩa. Ngay từ Báo cáo chính trị của Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra việc phải đẩy mạnh toàn diện quản lý đất nước dựa theo pháp luật, đẩy nhanh xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa. Việc khởi xướng và thúc đẩy xây dựng pháp trị, có ý nghĩa quan trọng của sự nghiệp phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Trong nền chính trị Trung Quốc, pháp trị và pháp luật luôn thống nhất trong chỉnh thể, nếu pháp trị là phương thức căn bản của quản lý đất nước, thì pháp luật là công cụ quan trọng để quản lý đất nước. Pháp trị chính là chỗ dựa quan trọng của hệ thống quản lý và năng lực quản lý quốc gia, là cuộc cách mạng sâu sắc trong việc hiện đại hóa hệ thống quản lý và năng lực quản lý quốc quốc gia. Hơn nữa, pháp luật của Trung Quốc là sự thể hiện tập trung chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc và ý chí của nhân dân Trung Quốc. Việc quản lý đất nước theo pháp luật và bằng pháp trị chính là sự bảo đảm chế độ quan trọng cho nhân dân là người làm chủ.

Như vậy, quản lý đất nước theo pháp luật một cách toàn diện cũng có nghĩa là pháp luật được thực thi bằng pháp trị. Hơn nữa, pháp trị là chỗ dựa quan trọng và sự bảo đảm vững chắc của nền dân chủ. Dân chủ xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc là kế sách cho sự phát triển lâu dài; nên việc kiên trì và bổ sung lẫn nhau giữa dân chủ và pháp trị, không chỉ bảo đảm cho nhân dân là người làm chủ từ chế độ và pháp luật, mà còn đẩy mạnh pháp trị hóa và quy phạm hóa việc thực hành dân chủ. Bảo đảm quyền lợi một cách thực sự và giám sát quyền lực một cách mạnh mẽ, là đặc trưng nổi bật của nền dân chủ nhân dân xuyên suốt toàn quá trình ở Trung Quốc. Pháp trị khiến cho dân chủ phát triển ổn định và bền vững, nó không ngừng sáng tạo trong sự phát triển và không ngừng hoàn thiện trong sự sáng tạo.

Quản lý đất nước theo pháp luật một cách toàn diện, xoay quanh chặt chẽ việc bảo đảm và cải tiến việc thực hiện công bằng chính nghĩa, tăng cường bảo đảm pháp trị nhân quyền, bảo đảm nhân dân được hưởng quyền lợi và tự do theo pháp luật một cách rộng rãi, nỗ lực làm cho quần chúng nhân dân cảm nhận được công bằng chính nghĩa trong mỗi hệ thống pháp luật, trong mỗi quyết định chấp hành pháp luật và trong mỗi vụ án tư pháp.

Việc đẩy mạnh quản lý theo pháp luật một cách toàn diện, trong sự bảo đảm của pháp trị và trong quỹ đạo của pháp trị, tích cực đẩy mạnh nền dân chủ nhân dân xuyên suốt toàn quá trình, kiện toàn toàn diện hệ thống chế độ nhân dân là người làm chủ toàn diện, rộng rãi, gắn kết hữu cơ, thực hiện việc hiện đại hóa hệ thống quản lý và năng lực quản lý đất nước. Những quan điểm quan trọng và yêu cầu thực tiễn của nền dân chủ nhân dân xuyên suốt toàn quá trình phát triển trong thời đại mới cùng với kiên trì thống nhất hữu cơ giữa sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, nhân dân là người làm chủ và quản lý đất nước dựa trên pháp luật một cách toàn diện đã liên tục được kế thừa và tiến cùng thời đại, luôn xuyên suốt trong quan điểm “nhân dân là trên hết” và đã thể hiện sâu sắc bản chất nhân dân làm trung tâm.

Những điều trên cho thấy, Tư tưởng pháp trị của Tập Cận Bình trong quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện chính là cơ sở duy trì sự hài hòa và ổn định xã hội; điều này chính là lý do tại sao Trung Quốc chỉ mất thời gian mấy chục năm để hoàn thành tiến trình công nghiệp hóa mà các nước phát triển phương Tây phải mất hàng trăm năm. Trong sự biến đổi của xã hội ngày nay, không dễ có một nước phát triển đi sau trong tiến trình hiện đại hóa lại không xuất hiện biến động xã hội, không những sáng tạo kỳ tích phát triển kinh tế tốc độ nhanh chóng, mà còn sáng tạo nên kỳ tích ổn định xã hội lâu dài; điều này chính là câu trả lời cho việc tại sao xã hội Trung Quốc, một mặt vẫn duy trì được mở cửa tự do; mặt khác lại có thể duy trì được sự đoàn kết có trình tự, trong thực tiễn quản lý dân chủ quyết liệt, đã trù liệu tìm tòi sáng tạo trong thời đại mới với “nhân dân là trên hết”, thống nhất hữu cơ giữa sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân là người làm chủ, quản lý đất nước dựa trên pháp luật một cách toàn diện và không ngừng tiến cùng thời đại./.

Biên tập viên:Sảnh Hoa