Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác đổi mới công nghệ

2024-10-09 11:17:00(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Ngày 24/9, Tập đoàn Geely Trung Quốc và Tập đoàn Tasco Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác, kế hoạch đầu tư 168 triệu USD xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô tại tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Năng lực sản xuất trong giai đoạn 1 của doanh nghiệp liên doanh này dự tính là 75 nghìn xe, chủ yếu sản xuất ô tô thương hiệu Lynk&Co và Geely, trong tương lai có triển vọng sẽ mở rộng đến các thương hiệu khác. Dự kiến khởi công xây dựng trong nửa đầu năm 2025 và bàn giao mẫu xe đầu tiên tới khách hàng trong đầu năm 2026. Ngoài ra, hai bên còn sẽ cùng xây dựng Trung tâm Nghiên cứu phát triển ô tô, Công ty Tasco Auto của Tập đoàn Tasco sẽ trở thành nhà phân phối chính thức của thương hiệu Geely.

Hợp tác giữa doanh nghiệp ô tô Trung Quốc và Việt Nam là một ví dụ chứng minh của việc Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác đổi mới công nghệ. Trước một ngày diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Tập đoàn Geely và Tập đoàn Tasco (ngày 23/9), tại Diễn đàn Chuyển giao công nghệ và Hợp tác đổi mới Trung Quốc – ASEAN 2024, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết: “Tôi rất vui mừng nhìn thấy Trung Quốc và ASEAN đang tìm kiếm lĩnh vực hợp tác đổi mới công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo, năng lượng sạch, ô tô điện, kinh tế xanh, v.v.. Hợp tác sâu sắc trong những lĩnh vực này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ mục tiêu chung của chúng ta trong lĩnh vực đổi mới và phát triển bền vững”.

Những năm gần đây, ô tô năng lượng mới của Trung Quốc phát triển nhanh chóng, ASEAN đã trở thành địa điểm bố trí quan trọng của doanh nghiệp ô tô vốn Trung Quốc. Các doanh nghiệp BYD, Great Wall, SAIC-GM-Wuling, Geely, v.v., tới tấp đến các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia, v.v., đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, không những giảm giá thành sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, mà còn mang đến hàng trăm doanh nghiệp chuỗi cung ứng thượng nguồn tiến hành đồng bộ năng lực sản xuất tại địa phương.

5 tháng đầu năm nay, trong Top 10 lượng tiêu thụ ô tô điện ở Thái Lan, thương hiệu Trung Quốc chiếm đến 9 vị trí, cùng kỳ, thương hiệu ô tô Trung Quốc cũng đứng đầu bảng lượng tiêu thụ ô tô điện ở Indonesia và Singapore.

Kể từ năm 2013 đến nay, Trung Quốc và ASEAN đã triển khai giao lưu và hợp tác công nghệ đa phương diện, đa tầng, đa lĩnh vực, cung cấp dịch vụ cho hơn 21 nghìn doanh nghiệp và tổ chức Trung Quốc và nước ngoài, thúc đẩy thành công ký kết hơn 1000 thỏa thuận hợp tác, đã hình thành một lượng dự án công nghệ “nhỏ mà đẹp”, đóng góp thiết thực cho cải thiện dân sinh và phúc lợi của các nước ASEAN.

Năng lượng mới là một loại năng lượng sạch, có ưu thế lớn nhất là bảo vệ môi trường. Dưới sự thúc đẩy tổ chức của Trung tâm Chuyển giao công nghệ Trung Quốc – ASEAN, công nghệ năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã “đi ra ngoài”, thúc đẩy hiệu quả sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng sạch ở ASEAN, mang lại lợi ích cho nhiều nước như Việt Nam, Campuchia, Myanmar, v.v..

Nhà máy Điện mặt trời Phù Mỹ Việt Nam do Tập đoàn Xây dựng điện lực Trung Quốc nhận thầu xây dựng nằm trên bãi cát ven biển tỉnh Bình Định, là nhà máy điện quy mô lớn có công suất 330 MW, cũng là nhà máy điện mặt trời lớn nhất ở miền Trung Việt Nam. Được biết, kể từ năm 2014 đến nay, doanh nghiệp điện mặt trời Trung Quốc đã xây dựng chuỗi công nghiệp tại Việt Nam. Hơn mười doanh nghiệp đã đầu tư 2 tỷ USD, xây dựng cụm công nghiệp điện mặt trời lớn nhất ở Việt Nam.

Một trong những hòn đá tảng của hợp tác năng lượng mới giữa Trung Quốc và Việt Nam là năng lượng gió. Từ cuối năm 2020, tổ máy phát điện gió đầu tiên được lắp đặt tại tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam đến nay, công nghệ năng lượng gió của Trung Quốc đã không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng tại Việt Nam, đến nay, Trung Quốc đã đầu tư hàng chục dự án điện gió tại Việt Nam.

Trung Quốc và ASEAN gần gũi nhau về mặt địa lý, nhân văn tương thông, hợp tác đổi mới công nghệ đã tiếp thêm động năng mới cho xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – ASEAN.

Biên tập viên:Mẫn Linh