Học giả Việt Nam: Vai trò của nhân dân trong thời kỳ tiếp tục đi sâu cải cách toàn diện ở Trung Quốc
Hội nghị Toàn thể lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá XX đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc tiếp tục đi sâu cải cách toàn diện, thúc đẩy hiện đại hóa kiểu Trung Quốc, trên cơ sở tập trung nhấn mạnh “nhiệm vụ cải cách càng nặng nề, thì càng phải dựa vào sự ủng hộ và sự tham gia của nhân dân”. Về vai trò của nhân dân trong quá trình cải cách mở cửa, Tổng Bí thư Tập Cận Bình trước đó cũng nêu rõ: “Chỉ cần chúng ta luôn kiên trì vì nhân dân, dựa vào nhân dân, tôn trọng địa vị chủ thể và tinh thần sáng tạo của nhân dân, phát huy đầy đủ trí tuệ và sức mạnh tiềm ẩn trong quần chúng nhân dân, thì nhất định có thể không ngừng sáng tạo hơn nữa những kỳ tích nổi bật trong nhân gian”. Với những thành tựu to lớn đạt được dựa trên vai trò sáng tạo của quần chúng nhân dân đã thu hút sự quan tâm của giới học giả trong khu vực và trên thế giới.
Về điều này, PGS. TS. Nguyễn Thị Quế, nguyên Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam trao đổi với Đài Phát thanh – Truyền hình Trung ương Trung Quốc cho biết, việc Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn phát huy đầy đủ tiềm năng sáng tạo của nhân dân Trung Quốc chính là sức mạnh to lớn trong tiến trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và là cơ sở quyết định cho sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Hơn nữa, PGS. TS. Nguyễn Thị Quế cũng nhận xét, nguồn gốc tạo nên động lực cho việc phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cải cách mở cửa, đó là bởi nhân dân luôn được cùng hưởng những thành tựu và những kỳ tích mà quá trình cải cách đạt được.
PGS. TS. Nguyễn Thị Quế, nguyên Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam
Trong nghiên cứu của mình về việc tiếp tục đi sâu cải cách toàn diện và thúc đẩy hiện đại hoá kiểu Trung Quốc trong việc đảm bảo lợi ích căn bản để tạo động lực phát huy vai trò của nhân dân, PGS. TS. Nguyễn Thị Quế cũng khái quát đánh giá, cùng với việc không ngừng đẩy mạnh và mở rộng hiện đại hoá kiểu Trung Quốc như tinh thần của Hội nghị Toàn thể lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá XX nêu ra, thì sự hướng tới cuộc sống tốt đẹp của nhân dân ngày càng trở nên mạnh mẽ. Tổng Bí thư Tập Cận Bình chỉ ra: “Mục đích căn bản của Đảng ta trong việc đẩy mạnh cải cách sâu sắc toàn diện, chính là phải thúc đẩy đạo lý của sự công bằng xã hội, làm cho những thành quả phát triển của cải cách càng công bằng và mang lại lợi ích cho toàn thể nhân dân”. Xuất phát từ lợi ích chỉnh thể, lợi ích căn bản, lợi ích lâu dài, thực hiện nhiều hơn nữa những biện pháp sáng tạo cho cải cách; từng bước giải quyết tốt từng vấn đề như việc làm, giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, nhà ở, dưỡng lão, an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái, trật tự an toàn xã hội…, thì mới có thể càng làm cho những thành quả phát triển của cải cách ngày càng công bằng hơn và mang lại lợi ích cho toàn thể nhân dân.
Chỉ ra yếu tố động lực quan trọng nhất cho việc phát huy vai trò của nhân dân trong tiếp tục đi sâu cải cách toàn diện, PGS. TS. Nguyễn Thị Quế cho biết, việc làm chính là sinh kế lớn nhất của người dân, ổn định việc làm chính là ổn định sinh kế và ổn định sự phát triển của người dân. Quý 1 năm nay, tình hình chung về việc làm ở Trung Quốc ổn định, với tổng số 3,03 triệu việc làm mới ở thành thị được tạo ra, tính đến cuối tháng 3, số người thoát nghèo làm công ở thành phố đạt 30,49 triệu người. Thực hiện chiến lược ưu tiên việc làm, tăng cường các chính sách ưu tiên việc làm, nâng cao sức sống của các tổ chức vi mô, tiếp tục thúc đẩy cho các động lực việc làm mới, để có thể hình thành một vòng tăng trưởng kinh tế và mở rộng triển vọng việc làm.
Hơn nữa, cũng về tạo thuận lợi cho dân sinh, như PGS. TS. Nguyễn Thị Quế nhận xét, trong “Tài khoản quốc gia” đã bao hàm cho dân sinh. Trong chi tiêu tài chính toàn quốc, ước có hơn 70% chi cho dân sinh. Năm 2024, tài chính Trung ương bố trí ngân sách 66,7 tỷ Nhân dân tệ để trợ cấp việc làm, 408,5 tỷ Nhân dân tệ cho thanh toán chuyển giao quyền tài chính chung trong lĩnh vực giáo dục và 76,5 tỷ nhân dân tệ để trợ cấp cho các dịch vụ y tế công cộng cơ bản... Đây là những con số ấn tượng thể hiện cụ thể cho việc thực hiện mục tiêu và tạo động lực cho việc phát huy vai trò của nhân dân trong cải cách mở cửa ở Trung Quốc hiện nay.
Cùng là nước xã hội chủ nghĩa, trong sự nghiệp cải cách mở cửa của Trung Quốc và đổi mới của Việt Nam, đều nhấn mạnh mục tiêu và động lực của việc phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy những kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam đạt được sẽ trở thành những kinh nghiệm quý báu cho sự tham khảm giữa hai nước, hơn nữa sẽ trở thành những kinh nghiệm cho sự tham khảo đối với những nước đang phát triển trên thế giới.
Biên tập viên:Sảnh Hoa