Thị trường chăm sóc dưỡng lão Trung Quốc thúc đẩy tạo ra ngành nghề mới

2024-09-25 09:30:09(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Tháng 8, thời tiết ở thị trấn Hồng Xuyên, huyện Hồng Nhã, tỉnh Tứ Xuyên vẫn nóng như thiêu đốt, đối với ông Lưu năm nay 76 tuổi, người bị liệt nửa người do xuất huyết não mà nói, tắm gội là vấn đề rất khó khăn. Điều may mắn là, người nhà ông đã mời nhân viên giúp tắm gội Trương Ba, cô đến từ Công ty TNHH Dịch vụ dưỡng lão Cửu Như Thành:  “Trước khi tắm rửa, tôi trước hết sẽ kiểm tra tình trạng cơ thể của ông Lưu, khi tắm cũng cần theo dõi sát sao”.

Vương Đông Mai, Chủ nhiệm Hộ lý của Công ty TNHH Dịch vụ dưỡng lão Cửu Như Thành cho biết, nhân viên hộ lý phục vụ tại nhà người cao tuổi mất khả năng tự chăm sóc cần trải qua đào tạo ít nhất từ  3-6 tháng, đồng thời phải có được giấy chứng nhận nhân viên hộ lý chuyên nghiệp, trong quá trình giúp người già tắm, lật người cũng cần có biện pháp quy phạm, tránh để người già bị thương gián tiếp.

Trương Ba là một nhân viên tắm cho người cao tuổi – ngành nghề mới trong dịch vụ dưỡng lão ở Trung Quốc. Trung tuần tháng 8, Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc đã công bố một loạt ngành nghề mới, thể loại công việc mới, trong đó đã thiết kế tăng thêm hai loại công việc mới trong ngành nghề nhân viên hộ lý dưỡng lão là nhân viên chăm sóc người cao tuổi, nhân viên tắm cho người cao tuổi trong khu dân cư. Cộng thêm hai ngành nghề nhân viên đánh giá năng lực, nhân viên  chăm sóc sức khỏe người cao tuổi công bố trước đó, ngành nghề mới liên quan dưỡng lão ngày càng nhiều hơn.

Mất khả năng tự chăm sóc, là một người do bệnh tật, thương tật, già yếu mà bị mất đi hoàn toàn hoặc một phần khả năng tự chăm sóc bản thân trong sinh hoạt hàng ngày, không thể một mình mặc quần áo, ăn uống, tắm gội, đi vệ sinh, đi lại, v.v.. Có nghiên cứu cho thấy, Trung Quốc có 40 triệu người cao tuổi mất một nửa khả năng tự chăm sóc, tạo ra nhu cầu hơn 6 triệu nhân viên hộ lý dưỡng lão, tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc chỉ có hơn 500 nghìn nhân viên hộ lý, trong đó chỉ có 330 nghìn nhân viên làm việc hộ lý trong thời gian dài.

Trước đó không lâu, robot hộ lý thông minh đã mang đến hy vọng lớn cho mọi người. Suy cho cùng, chăm sóc người cao tuổi, nhất là người cao tuổi mất khả năng tự chăm sóc, thể lực, tinh thần và kinh tế của con người đều chịu sức ép to lớn: 24/24 không rời xa, thay quần áo, dọn dẹp đờm dãi, lau miệng, bất kỳ lúc nào cũng có thể xuất hiện.

Trần Điện Sinh, Giáo sư Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh, Phó Trưởng Ban chuyên gia robot thông minh Chương trình Nghiên cứu phát triển trọng điểm Quốc gia Trung Quốc cho biết, hiện nay, robot hộ lý thông minh tự động hoàn toàn xử lý nhu cầu tiểu tiện và đại tiện cho người cao tuổi mất hoàn toàn hoặc mất một nửa khả năng tự chăm sóc đã nghiên cứu và chế tạo ra, thậm chí đã đi vào một số viện dưỡng lão. Nhưng trong thực tiễn, những robot này thường bị xếp xó, viện dưỡng lão càng thiên về sử dụng bỉm. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc, nhân viên hộ lý rất dễ dàng giúp người cao tuổi nằm trên giường cách hai tiếng đồng hồ lật người một lần, nhưng robot không thể làm được việc này. Hơn nữa, chi phí sản xuất robot hộ lý hiện nay đắt đỏ, rất nhiều gia đình không thể mua nổi.

Nhân viên chăm sóc người cao tuổi ở khu dân cư chủ yếu công tác tại trung tâm dưỡng lão của phường. Trình Phù Dung, người phụ trách Trung tâm Chăm sóc dưỡng lão phường Vĩnh Ngoại ở thành phố Bắc Kinh cho biết: “Chúng tôi được gọi là ‘Viện Dưỡng lão trước cửa nhà’, thông qua cung cấp hàng loạt dịch vụ chuyên nghiệp như giúp đỡ ăn uống, tắm gội, vệ sinh cá nhân, chăm sóc phục hồi sức khỏe, an ủi tâm lý, v.v., đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và tinh thần thường ngày của người cao tuổi”.

Đầu năm nay, thành phố Thượng Hải công bố danh sách nhân tài tay nghề cao ngành nghề (loại công việc) thiếu gấp, nhân viên hộ lý dưỡng lão có trong danh sách đó, có thể được hưởng sự hỗ trợ của chính sách thu hút nhân tài thành phố Thượng Hải. Người phụ trách Trung tâm Đào tào kỹ năng nghề Thị Bắc Thượng Hải cho biết, trung tâm này hàng tháng đều mở 2-3 lớp đào tạo cơ bản nhân viên hộ lý dưỡng lão, về cơ bản, học viên chưa nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp đã được cơ quan, tổ chức các loại đặt trước nhận vào làm việc.

Lý Hồng Huy, Trưởng phòng Dịch vụ Dưỡng lão Cục Dân chính thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam cho biết, trên 90% người cao tuổi ở Trung Quốc đều mong dưỡng lão tại nhà, sự xuất hiện của các loại công việc mới như nhân viên chăm sóc người cao tuổi, nhân viên tắm cho người cao tuổi trong khu dân cư đã cho thấy ngành dưỡng lão đi theo hướng chi tiết cụ thể hơn.

Biên tập viên:Thiên Thư