Bình luận: Ba cuộc họp này phát đi tín hiệu rõ ràng về tình hình Nam Hải
Theo tin Đài chúng tôi: Từ ngày 11-13/9, chỉ trong ba ngày ngắn ngủi, ba cuộc họp cấp cao lần lượt được tổ chức: Cuộc họp giữa trưởng đoàn cơ chế tham vấn song phương giữa Trung Quốc và Philippines về vấn đề Nam Hải, Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11, và sau đó là Cuộc họp cấp cao Trung Quốc -- ASEAN lần thứ 22 về thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Nam Hải, các cuộc họp trên không chỉ liên quan đến vấn đề Nam Hải mà còn phát đi một tín hiệu chung – xử lý ổn thỏa tranh chấp, duy trì ổn định ở Nam Hải thông qua đối thoại là mong đợi chung của khu vực và quan trọng nhất, phù hợp với lợi ích khu vực.
Trước hết, về Cuộc họp giữa trưởng đoàn cơ chế tham vấn song phương giữa Trung Quốc và Philippines về vấn đề Nam Hải. Theo thông tin do Trung Quốc công bố, hai bên đã có cuộc trao đổi thẳng thắn và sâu sắc về các vấn đề trên biển giữa Trung Quốc – Philippines, đặc biệt là vấn đề rạn san hô Tiên Tân. Thực tế đã nhiều lần chứng minh, chỉ có ngồi xuống và trao đổi thì mới có thể giải quyết được vấn đề, trong khi đối đầu và khiêu khích sẽ chỉ khiến tình hình leo thang.
Tại Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần này, Trung Quốc một lần nữa khẳng định lập trường của mình về vấn đề Nam Hải. Mỹ nên nhận thức được rằng, các cường quốc cần gánh vác càng nhiều trách nhiệm khi giải quyết các xung đột quốc tế và các vấn đề điểm nóng trong khu vực, thay vì làm điều ngược lại.
Tại Hội nghị cấp cao Trung Quốc -- ASEAN lần thứ 22 về thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Nam Hải tổ chức ngày 13/9, các bên nhất trí cho rằng, việc duy trì hòa bình và ổn định ở Nam Hải có ý nghĩa quan trọng, kêu gọi tăng cường đối thoại, kiềm chế, xử lý đúng đắn những bất đồng và tăng cường tin cậy lẫn nhau, duy trì ổn định trên biển. Điều này cùng chung tiếng nói của hai cuộc họp nói trên, phản ánh sự phản đối chung của các nước trong khu vực đối với những hành động khiêu khích và gây rối đơn phương của Philippines ở Nam Hải. Một số nhà phân tích chỉ rõ, Philippines không nên một mực đi theo Mỹ và phối hợp với cái gọi là “Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” của Mỹ, đã đến lúc tư duy này phải thay đổi.
Đứng trước tình hình biến đổi 100 năm chưa từng có, nguyện vọng chung của các nước trong khu vực là thực hiện Sáng kiến An ninh toàn cầu, xây dựng Nam Hải thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực vì mục tiêu này, Philippines phải sớm tỉnh ngộ, quay trở lại nhận thức chung trong khu vực, đưa ra những lựa chọn thực sự phù hợp với lợi ích của nước mình.
Biên tập viên:La Thành