Tại sao Trung Quốc và châu Phi có thể chung tay đồng hành trên con đường hiện đại hóa
Cách đây không lâu, “cầu Cocody” ở Côted’lvoire do doanh nghiệp Trung Quốc nhận thầu xây dựng đã đón chào kỷ niệm một năm khánh thành thông xe. Đây là cầu dây văng quy mô lớn nhất khu vực Tây Phi, không những rút ngắn đáng kể thời gian đi lại của người dân địa phương, cũng mang lại nhiều cơ hội việc làm, thúc đẩy kinh tế – xã hội của Côted’lvoire phát triển mạnh mẽ
Trên mảnh đất châu Phi rộng lớn, có nhiều câu chuyện tương tự như “cầu Cocody”. Đặc biệt là gần 10 năm trở lại đây, khi hợp tác cùng có lợi giữa Trung Quốc và châu Phi phát triển theo hướng chất lượng cao hơn, doanh nghiệp Trung Quốc đã xây dựng một loạt “cầu hạnh phúc” “cảng phồn vinh” “cầu kết nối tấm lòng” cũng như dự án hợp tác năng lượng xanh, hàng nông sản như bơ, vừng, lạc của châu Phi cũng làm phong phú thêm đồ ăn cho người Trung Quốc. Điều này cũng đã chứng minh đầy đủ lời nói của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong thư trả lời học giả 50 nước châu Phi gần đây “Trung Quốc và châu Phi xưa nay vốn là cộng đồng cùng chung vận mệnh”.
Qua 24 năm phát triển, Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi đã trở thành đại gia đình có 55 thành viên. Tại sao hợp tác Trung Quốc – châu Phi ngày một gắn bó? Điều này không chỉ bắt nguồn từ đối xử và giúp đỡ chân thành giữa hai bên trong thời kỳ giành giải phóng dân tộc, mà còn bởi hai bên đều có mong muốn phát triển hiện đại hóa, cũng như hai bên đều có trách nhiệm và gánh vác trách nhiệm bảo vệ lợi ích chung, theo đuổi công bằng, chính nghĩa quốc tế của các nước đang phát triển.
“Báo cáo phát triển về cùng xây dựng ‘Vành đai và Con đường’ giữa Trung Quốc và các nước châu Phi” cho thấy, trong 10 năm trở lại đây, doanh nghiệp Trung Quốc tổng cộng ký hợp đồng công trình nhận thầu với kim ngạch vượt 700 tỷ USD tại châu Phi, dự án xây dựng liên quan mang lại phúc lợi cho hơn 900 triệu người dân châu Phi, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Biên tập viên:Hải Vân