Đường sắt cao tốc Trung Quốc vận hành tròn 16 năm, tuyến đường nào kiếm tiền nhiều nhất?
Đầu tháng 8 năm nay, đường sắt cao tốc Trung Quốc vận hành tròn 16 năm. Ngày 1/8/2008, tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Trung Quốc – tuyến đường sắt liên thành phố Bắc Kinh – Thiên Tân chính thức thông xe đi vào hoạt động, từ đó, Trung Quốc chính thức bước vào thời đại đường sắt cao tốc. Tính đến cuối năm 2023, tổng chiều dài các tuyến trong mạng lưới đường sắt Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng là 45 nghìn km.
Trong hơn trăm tuyến đường sắt cao tốc tại Trung Quốc, tuyến đường nào kiếm tiền nhiều nhất? Tin rằng rất nhiều người cũng có thể gần như đoán ra được, đó chính là tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng nối liền hai thành phố lớn nhất Trung Quốc là Bắc Kinh và Thượng Hải.
Tháng 6/2011, tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải với tổng vốn đầu tư 220,9 tỷ Nhân dân tệ chính thức thông xe vận hành. Tuyến đường sắt này đi qua bảy tỉnh thành ở miền Đông Trung Quốc với tổng chiều dài 1318 km, toàn tuyến sử dụng đoàn tàu tự hành với tốc độ cao nhất lên đến 380 km, là tuyến đường sắt cao tốc có tiêu chuẩn công nghệ cao nhất thế giới vào thời điểm bấy giờ.
Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải là dự án xây dựng có quy mô đầu tư lớn nhất kể từ khi thành lập nước Trung Quốc mới. Thời kỳ đầu của dự án, tỷ số nợ trên tài sản của tuyến đường sắt này có lúc hơn 60%, áp lực bồi thường hết sức lớn. Vậy, từ lúc nào tuyến đường sắt này có thể gỡ hòa vốn và kiếm lời?
Được biết, từ khi bắt đầu thông xe, tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải chỉ mất thời gian 3 năm đã có thể thu lợi nhuận, 10 năm đã thu hồi toàn bộ vốn đầu tư. Năm 2023, tổng tài sản của tuyến đường sắt này là 292,2 tỷ Nhân dân tệ, lợi nhuận ròng hàng năm là 11,5 tỷ Nhân dân tệ. Một tuyến đường sắt cao tốc đã tạo ra giá trị kinh tế khiến mọi người kinh ngạc như vậy, thực sự là hiếm thấy trong lịch sử đường sắt cao tốc thế giới. Bí quyết thu được lợi nhuận của tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải nằm ở chỗ nó đã kết nối hai khu kinh tế cốt lõi lớn của Trung Quốc là Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc và châu thổ sông Trường Giang, hai khu vực thành phố lớn này có lượng dân số tập trung, kinh tế phát triển, nhu cầu đi lại khá lớn. Kể từ khi thông xe đến nay, tần suất cao nhất của các đoàn tàu vận hành có thể lên đến 200 cặp/ngày, vào lúc cao điểm, thời gian đoàn tàu xuất phát chỉ cách nhau 4 phút, cũng gần giống khoảng cách thời gian xuất phát của tàu điện ngầm.
Mạng lưới đường sắt cao tốc Trung Quốc tỏa đi khắp nơi, đáp tàu cao tốc đã trở thành phương thức đi lại thường sử dụng nhất của người dân, đặc biệt là trong cao điểm dịp nghỉ lễ, đường sắt cao tốc thực sự là rất khó mua được vé. Nhưng các tuyến đường sắt cao tốc khác có thể kiếm được tiền như tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải không? Đương nhiên không phải vậy.
Giá thành đầu tư và vận hành đắt đỏ, cũng như cường độ lưu lượng hành khách của mỗi tuyến đường khác nhau, khiến việc đường sắt cao tốc Trung Quốc trong thời gian ngắn có thể thu được lợi nhuận toàn diện là điều không hiện thực. Được biết, tính đến cuối năm 2023, tổng chiều dài mà đường sắt cao tốc thu được lợi nhuận chỉ là 2300 km, chiểm 6% tổng chiều dài. Trong hơn trăm tuyến đường sắt cao tốc, chỉ có 6 tuyến đường đi qua các thành phố phát triển như Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Hàng Châu, Thâm Quyến và Hồng Công thu được lợi nhuận.
Trung Quốc xây dựng nhiều tuyến đường sắt cao tốc tại khu vực miền Trung và miền Tây cần phải xuyên qua núi cao, sông hồ, hoang mạc, xây dựng với độ khó lớn, đầu tư cao. Cộng thêm kinh tế khu vực miền Trung và miền Tây kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, tần suất lưu động đi lại thấp, vấn đề khó thu được lợi nhuận không cần nói thì mọi người cũng biết.
Mặc dù giá thành xây dựng và tu sửa đường sắt cao tốc là cực kỳ cao, kinh doanh lỗ vốn, nhưng những điều này chỉ là cách tính bề ngoài. Xét từ góc độ bảo vệ môi trường, xây dựng đường sắt cao tốc giúp cho bảo vệ môi trường trái đất, giảm phát thải carbon. Có số liệu cho thấy, lượng phát thải carbon của đường sắt cao tốc chỉ bằng 6% của máy bay, 11% của ô tô.
Điều quan trọng nhất là, đường sắt cao tốc có thể thúc đẩy các khu vực dọc tuyến phát triển kinh tế, ví dụ như ngành chế tạo, du lịch, nông nghiệp, v.v.. Được biết, đường sắt cao tốc hàng năm đầu tư 100 triệu Nhân dân tệ, nhưng có thể mang lại cho GDP 2-3 tỷ Nhân dân tệ và hơn 600 vị trí việc làm.
Theo quy hoạch, đến năm 2035, tổng chiều dài vận hành trong mạng lưới đường sắt Trung Quốc sẽ lên đến khoảng 200 nghìn km, trong đó có khoảng 70 nghìn km đường sắt cao tốc. xu hướng phát triển sau này của đường sắt cao tốc Trung Quốc sẽ triển khai xoay quanh thông minh hóa, đổi mới công nghệ và ưu hóa mạng lưới, thông qua những biện pháp này sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả và an toàn trong vận hành của đường sắt cao tốc, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân.
Biên tập viên:Hạ Vi