Bình luận: Văn hoá cần không ngừng hội nhập và phát triển
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “văn hoá phải soi đường cho nhân dân đi”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa từ trần cũng đề nhắc đến “văn hóa còn dân tộc còn”. Văn hoá là linh hồn của một quốc gia, một dân tộc. Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều người Trung Quốc tham gia vào hàng ngũ kế thừa và quảng bá văn hoá Trung Quốc. Tuy nhiên, việc quảng bá văn hoá Trung Quốc tại nước ngoài vẫn là một việc đầy thách thức. Kênh quảng bá không thông suốt, rào cản về ngôn ngữ, giá trị quan văn hoá, phong tục tập quán truyền thống, v.v, đang hạn chế việc quảng bá văn hoá Trung Quốc ra nước ngoài. Đặc biệt, một số nước phương Tây cố tình bôi nhọ Trung Quốc với cái cớ “mối đe dọa từ Trung Quốc”, “xâm lược văn hoá”, bởi vậy việc quảng bá văn hoá Trung Quốc ra nước ngoài còn gánh nặng đường xa.
Cùng với sự trỗi dậy và vị thế quốc tế của Trung Quốc được nâng cao, “cơn sốt Trung Quốc” đang lan rộng khắp toàn cầu, người dân các nước trên thế giới đều rất hiếu kỳ và hứng thú đối với văn hoá Trung Quốc, điều này đã tạo nhiều cơ hội hơn cho văn hoá Trung Quốc đi ra thế giới. Điều quan trọng nhất trong việc quảng bá văn hoá Trung Quốc là để người dân các nước hiểu biết thực sự văn hoá Trung Quốc, cảm nhận sức hấp dẫn của văn hoá Trung Quốc. Điều này có thể đạt được qua các biện pháp như triển lãm văn hoá, biểu diễn, giao lưu chương trình điện ảnh và truyền hình, dịch thuật các ấn phẩm và chương trình truyền hình cũng như giao lưu văn hoá dân gian trong đó có sự biểu diễn của đoàn văn nghệ, nhạc sĩ, nghệ sĩ, v.v.. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến vai trò của mạng xã hội, chia sẻ ẩm thực, danh lam thắng cảnh của Trung Quốc cũng như những video ngắn về văn hoá Trung Quốc được giới trẻ yêu thích.
Hiện nay, các nền tảng mạng xã hội và video đã trở thành kênh quan trọng của giới trẻ giao lưu và tiếp nhận thông tin, cũng trở thành kênh giao lưu dân gian văn hoá quan trọng trong và ngoài nước, ví dụ sự thành công của Lý Tử Thất chính là minh chứng sống động của giới trẻ có hiệu quả quảng bá văn hoá tốt dựa trên nền tảng phương tiện truyền thông mới. Ngoài ra, dựa vào các phương tiện truyền thông mới, các phương tiện truyền thông chủ chốt như Đài Phát thanh – Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng trở thành nền tảng quảng bá văn hoá Trung Quốc mạnh mẽ hơn. Ví dụ, Tết Nguyên đán 2024, tài khoản phương tiện truyền thông mới với 68 thứ tiếng của Đài Phát thanh – Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã đưa tin và phát trực tiếp Chương trình Gala mừng Xuân trên hơn 2100 phương tiện truyền thông tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, để người dân các nước trên thế toàn cầu cảm nhận sức hấp dẫn của văn hoá Tết Nguyên đán.
Kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ XVIII, Đảng và Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng việc bảo vệ, phát triển và tôn vinh văn hoá truyền thống đặc sắc của Trung Quốc, tập trung ban hành nhiều ý kiến và chính sách bảo vệ, kế thừa và phát triển văn hoá. Hiện nay, công tác bảo vệ, kế thừa và phát triển văn hoá truyền thống đặc sắc của Trung Quốc đã hội nhập toàn diện vào các lĩnh vực, các khâu trong giáo dục quốc dân và hội nhập sâu rộng với cuộc sống và sản xuất của người dân. Ví dụ, xây dựng hệ thống chương trình và tài liệu giảng dạy văn hoá Trung Quốc, văn hoá truyền thống vào nhà trường, thực hiện Chương trình chấn hưng hí khúc truyền thống, Chương trình bảo hộ và phát triển các thương hiệu lâu đời nổi tiếng, Chương trình chấn hưng ngày Tết và ngày lễ truyền thống Trung Quốc, đưa những nguyên tố văn hoá truyền thống mang tính biểu tượng vào việc thiết kế và quy hoạch đô thị, ra sức phát triển du lịch văn hoá, tích cực giới thiệu hí khúc, âm nhạc dân gian, thư pháp, tranh thủy mặc, v.v.. Thông qua những biện pháp mạnh mẽ này, văn hoá truyền thống xuất sắc Trung Quốc đã hội nhập tốt hơn vào các lĩnh vực sản xuất và cuộc sống.
Mỗi quốc gia đều có nét văn hoá độc đáo của mình, Việt Nam cũng không ngoại lệ, ví dụ như Nhã nhạc cung đình Huế, dân ca quan họ Bắc Ninh, v.v., những nét văn hoá độc nhất vô nhị này có lẽ chính là sự tự tin lớn nhất của văn hoá Việt Nam khi đi ra thế giới. Hội nghị Trung ương 3 khoá XX Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa bế mạc một lần nữa nhấn mạnh, “cần tăng cường tự tin văn hoá”. Những năm gần đây, chìa khóa để văn hoá Trung Quốc thành công đi ra nước ngoài chính là kiên trì tự tin văn hoá, dưới tiền đề giữ tinh hoa nhân văn Trung Quốc, thông qua “chuyển hoá mang tính sáng tạo, phát triển mang tính đổi mới”, tìm được điểm hội tụ giữa văn hoá Trung Quốc và văn hoá của các nước khác, xóa bỏ các rào cản văn hoá, đạt được sự đồng thuận về văn hoá.
Biên tập viên:Kiều Quân