Thị trường carbon Trung Quốc khiến doanh nghiệp ngoài có lợi nhuận kinh doanh còn được thêm một khoản bán carbon

2024-07-22 10:20:49(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

 "Vào ngày 16/7/2021, ngày đầu tiên giao dịch trên thị trường carbon toàn quốc, nhà máy điện của chúng tôi đã bán thành công 175.000 tấn chỉ số phát thải carbon dư thừa thông qua nền tảng, thu về gần 9 triệu nhân dân tệ."

 Lần đầu tiên hoàn thành giao dịch carbon khiến ông Trần Phong- giám đốc chi nhánh Ngọc Hoàn Công ty TNHH Phát triển Năng lượng Hoa Năng (Chiết Giang) vẫn còn nhớ: “Trước đây, các công ty chỉ thu được lợi nhuận qua hoạt động kinh doanh, giờ còn được thêm một khoản bán carbon”.

Phát thải carbon chủ yếu đề cập đến phát thải carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác. Những loại khí này được coi là "đồng phạm" gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, gây ra sự gia tăng thời tiết khắc nghiệt và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người.  Hệ thống giao dịch khí thải carbon, viết tắt là ETS.  Việc thành lập ETS sẽ giúp vận dụng cơ chế thị trường để phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn và kiểm soát phát thải khí nhà kính.  Ra mắt vào năm 2005, ETS của EU là thị trường giao dịch carbon đầu tiên trên thế giới.

Vào ngày 22/9/2020, Trung Quốc lần đầu tiên đề xuất mục tiêu “carbon kép” - đạt đỉnh tổng lượng phát thải carbon vào năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060.  Vào ngày 16/7/2021, Trung Quốc đã triển khai thị trường giao dịch khí thải carbon toàn quốc, trở thành thị trường carbon giao dịch lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.

 Kể từ khi thị trường giao dịch quyền phát thải carbon Trung Quốc hoạt động, vai trò của thị trường này trong việc thúc đẩy doanh nghiệp giảm phát thải và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh và carbon thấp đã dần xuất hiện.  Trong ba năm qua, tổng  khối lượng giao dịch hạn ngạch phát thải carbon trên thị trường carbon của Trung Quốc đã vượt quá 460 triệu tấn, với tổng giá trị giao dịch gần 27 tỷ nhân dân tệ.

Hiện đang là cao điểm sản xuất nhiệt điện vào mùa hè. Công ty Hoa Điện Tương Dương ở tỉnh Hồ Bắc từng sử dụng than làm nhiên liệu chính. Hiện nay, công ty sử dụng vỏ cây, trấu và các chất sinh khối khác thu được từ các khu vực nông thôn xung quanh để sản xuất điện, có thể thay thế khoảng 18.000 tấn than tiêu chuẩn mỗi năm, có thể giảm lượng khí thải carbon dioxide khoảng 50.000 tấn và giảm chi phí vốn của công ty ít nhất 2 triệu nhân dân tệ mỗi năm.

 Công ty Nhiệt điện Đại Đường, Phú Bình ở tỉnh Thiểm Tây sử dụng nước tuần hoàn từ quá trình sản xuất điện để cung cấp cho hệ thống sưởi trung tâm cho 10 km vuông ở khu vực xung quanh. Điều này đã giúp giảm khoảng 40.000 tấn lượng khí thải carbon dioxide, tương đương với việc trồng khoảng 360.000 cây xanh.

Trong ba năm kể từ khi Trung Quốc ra mắt thị trường carbon, giá đóng cửa của mỗi tấn carbon dioxide đã tăng từ hơn 40 nhân dân tệ khi mới mở cửa thị trường đã tăng lên khoảng 90 nhân dân tệ và giá carbon cao nhất trong lịch sử đã vượt quá 100 nhân dân tệ.  Giá mua bán khí thải carbon càng cao đồng nghĩa với việc các công ty phải trả chi phí cao hơn khi mua hạn ngạch phát thải carbon.  Đối với một số doanh nghiệp thừa hạn ngạch, họ có thể thu được lợi nhuận cao hơn bằng cách bán hạn ngạch.

Hiện nay, lượng khí thải carbon của Trung Quốc chủ yếu tập trung ở các ngành công nghiệp chủ chốt như sản xuất điện, thép, vật liệu xây dựng, kim loại màu, hóa dầu, hóa chất, sản xuất giấy và hàng không. Lượng khí thải carbon của các ngành này chiếm khoảng 75% tổng lượng khí thải của toàn xã hội.  Theo các chuyên gia, các ngành công nghiệp trọng điểm này có mức độ công nghiệp hóa cao, có nhân tài, công nghệ, cơ sở vật chất và nền tảng quản lý nhất định, giúp việc kiểm soát và quản lý kiểm soát lượng khí thải carbon trở nên dễ dàng hơn.

 Hiện tại, tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường carbon của Trung Quốc đều là doanh nghiệp sản xuất nhiệt điện. Báo cáo công tác của chính phủ Trung Quốc năm nay nêu rõ "mở rộng phạm vi ngành nghề của thị trường carbon toàn quốc." Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc đang thúc đẩy theo từng giai đoạn và từng bước. Năm nay, dự kiến sẽ đưa các ngành thép và vật liệu xây dựng vào thị trường giao dịch khí thải carbon toàn quốc.

 Sự phát triển ổn định của hệ thống thị trường carbon toàn cầu không thể tách rời khỏi thị trường carbon Trung Quốc. Thị trường carbon của Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh thị trường mạnh mẽ để thúc đẩy Trung Quốc tiến thêm một bước nhằm đạt được mục tiêu "carbon kép".

Biên tập viên:Hải Vân