Bình luận: Trung Quốc xây dựng “Con đường Tơ lụa không gian”, thúc đẩy hợp tác hàng không vũ trụ với các nước trên thế giới
Đầu tháng 7/2024, Công ty TNHH Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thương Vũ Thiên Cơ (Bắc Kinh) đã lên kế hoạch đầu tư khoảng 100 triệu USD để xây dựng một nền tảng dữ liệu viễn thám vệ tinh theo thời gian thực và chòm sao dùng chung ở Malaysia nhằm đáp ứng nhu cầu giám sát môi trường, sản xuất nông nghiệp và ứng phó khẩn cấp cho khu vực ASEAN. Nội dung nền tảng bao gồm việc khai thác phát triển các vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh, hơn 10 vệ tinh quỹ đạo Trái đất thấp và 1 trạm mặt đất, dự kiến sẽ kéo dài từ 5 đến 10 năm.
Ông Tạ Quốc Hoa, Chủ tịch điều hành Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Châu Á Thái Bình Dương của Malaysia cho biết, hai đối tác chiến lược sẽ đầu tư thành lập một công viên công nghệ vũ trụ. Đây sẽ là cơ sở lắp ráp, tích hợp, thử nghiệm vệ tinh và trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo.
Chỉ ba tháng trước, vào ngày 5/4, Trung Quốc và Thái Lan đã ký bản ghi nhớ về hợp tác thăm dò và sử dụng không gian vũ trụ vì mục đích hòa bình, cũng như bản ghi nhớ về hợp tác trong trạm nghiên cứu khoa học trên Trạm Nghiên cứu Khoa học Mặt trăng Quốc tế. Năm ngoái, thiết bị theo dõi thời tiết không gian do Thái Lan nghiên cứu chế tạo cùng với thiết bị của 6 quốc gia khác đã được chọn để vận chuyển trên tàu Hằng Nga 7 của Trung Quốc.
Từ giáo dục từ xa ở Lào, đến xây dựng cảng ở Lebanon, đến quan sát khí tượng biển... Trung Quốc đã tiến hành hợp tác sâu rộng về hàng không vũ trụ với các đối tác “Vành đai và Con đường”. Từng vệ tinh, từng trạm mặt đất dựng lên "Con đường Tơ lụa không gian" thúc đẩy sự nghiệp hàng không vũ trụ, mang lại nhiều phúc lợi hơn cho các đối tác hợp tác.
Với tư cách là “trụ cột” của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc, Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc cung cấp các dịch vụ nghiên cứu phát triển và phóng vệ tinh cho các đối tác “Vành đai và Con đường”, bao gồm Vệ tinh thông tin Bolivia, Vệ tinh thông tin Lào-1, Vệ tinh Đại dương Trung-Pháp, và Vệ tinh viễn thám Pakistan-1 đều được phóng thành công và đóng vai trò tích cực trong các lĩnh vực thông tin, nông nghiệp, văn hóa, bảo vệ môi trường và khí tượng.
Vào cuối tháng 6/2023, Trung tâm Thử nghiệm Tích hợp và Lắp ráp Vệ tinh Ai Cập do Trung Quốc xây dựng đã hoàn thành quá trình kiểm tra nghiệm thu cuối cùng. Trung tâm này sẽ giúp Ai Cập đóng vai trò dẫn đầu trong việc chuyển giao công nghệ vệ tinh sang Châu Phi. Ngoài ra, Trung Quốc cũng thực hiện các dự án hỗ trợ xây dựng các trạm khí tượng di động cho Bolivia, Uruguay và Botswana cũng như các vệ tinh viễn thám siêu nhỏ cho Ethiopia.
Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu Bắc Đẩu-3 của Trung Quốc chính thức ra mắt vào ngày 31/7/2020, đã phá vỡ thế độc quyền về hệ thống định vị toàn cầu (GPS) kéo dài 54 năm của Mỹ. Hiện tại, Bắc Đẩu-3 đã cung cấp các dịch vụ định vị tăng tốc Bắc Đẩu và độ chính xác cao Bắc Đẩu cho hơn 1,5 tỷ người dùng tại hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm cả các đối tác “Vành đai và Con đường”.
Ở Arab Saudi, hệ thống Bắc Đẩu đã được sử dụng trong các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và định vị phương tiện nhân viên ở sa mạc. Tại Tajikistan, các nhà quản lý sử dụng hệ thống Bắc Đẩu để theo dõi sự biến dạng của con đập với độ chính xác lên đến milimet, đảm bảo an toàn cho đập và tính mạng của người dân địa phương.
Trung Quốc luôn kiên trì triển khai hợp tác thăm dò không gian trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và sử dụng hòa bình. Cho đến nay, Trung Quốc đã ký hơn 150 văn kiện hợp tác không gian với hơn 50 quốc gia và tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, ngược lại, với tư cách là hai cường quốc thế giới, hợp tác hàng không vũ trụ Trung-Mỹ hiện đang gặp khó khăn và gần như bị gián đoạn hoàn toàn.
Năm 2011, Quốc hội Mỹ đã thông qua "Điều khoản Wolf ", cản trở trao đổi và đối thoại bình thường giữa các cơ quan hàng không vũ trụ của hai nước với lý do cái gọi là "an ninh quốc gia". Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng đã thông qua các luật khác trong nước như “Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới Mỹ 2021” và “Đạo luật Cạnh tranh Mỹ 2022” nhằm hạn chế và cản trở trao đổi, hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, thậm chí áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với các công ty có liên quan của Trung Quốc.
Mới đây, tàu Hằng Nga-6 của Trung Quốc đã khám phá Mặt trăng thành công, lần đầu tiên trong lịch sử loài người đạt được kỳ tích thu thập mẫu vật từ cực tối của Mặt trăng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết, chính phủ Trung Quốc có thái độ cởi mở đối với việc giao lưu và hợp tác hàng không vũ trụ Trung-Mỹ. Sứ mệnh Hằng Nga-6 đã công bố cơ hội với thế giới. Nếu Mỹ chân thành hy vọng thúc đẩy giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực hàng không vũ trụ với Trung Quốc, thì nước này nên thực hiện các biện pháp thiết thực để loại bỏ những trở ngại liên quan.