Hoang tàn, nóng bức, không một ngọn cỏ... đây là ấn tượng cố hữu của con người về sa mạc. Nhưng hiện nay ở khu vực phía Tây Bắc Trung Quốc, mọi người có thể tìm thấy các cơ sở quang điện tràn đầy sức sống. Những tấm quang điện nằm rải rác dọc theo các sườn dốc trên sa mạc, mang lại cho sa mạc vàng một lớp áo xanh mới.
ΔDự án quang điện 3,5 GW ở Mễ Đông, Tân Cương, Trung Quốc.
Đầu tháng 6 năm nay, Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc thông báo rằng, giai đoạn 2 của dự án quang điện 3,5 GW ở Mễ Đông, Tân Cương mà họ đảm nhận xây dựng đã kết nối thành công với lưới điện. Dự án quang điện nằm trên sa mạc ở phía bắc quận Mễ Đông, thành phố Urumqi, Tân Cương, có diện tích khoảng 13.000 hecta và công suất lắp đặt là 3,5 GW. Sau khi dự án hoàn thành, sản lượng điện hàng năm sẽ là 6,09 tỷ kWh, trở thành dự án quang điện đơn lẻ lớn nhất thế giới.
Tờ "Independence" của Anh chỉ ra rằng, lượng điện được tạo ra từ dự án quang điện 3,5 GW ở Mễ Đông, Tân Cương đủ để đáp ứng nhu cầu điện của các quốc gia cỡ như Luxembourg và Papua New Guinea trong một năm.
Theo dữ liệu theo dõi năng lượng mặt trời từ Global Energy Monitor, trước dự án quang điện 3,5 GW ở Mễ Đông, Tân Cương, hai dự án nhà máy quang điện lớn nhất thế giới là Dự án năng lượng mặt trời sa mạc Tengger ở Ninh Hạ, Trung Quốc và dự án năng lượng mặt trời Utumeren ở thành phố Golmud, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc đều có công suất lắp đặt là 3 GW.
Ba dự án quang điện lớn này đều nằm ở khu vực phía Tây Bắc Trung Quốc, đặc biệt là Tân Cương đã trở thành cơ sở cốt lõi cho việc sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn nhờ nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió dồi dào thông qua Dự án Truyền tải điện Tây-Đông, phần lớn lượng điện sản xuất ở Tân Cương đã được truyền tải đi rất xa đến các khu vực ven biển đông dân cư ở phía Đông Trung Quốc.
ΔDự án quang điện trên bãi sa mạc ở Tân Cương, Trung Quốc.
Tờ "Independence" của Anh cho rằng, Trung Quốc đang dẫn đầu quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu. Sản lượng điện mặt trời của Trung Quốc đứng đầu thế giới và sản lượng điện quang điện đã tăng hơn 50% vào năm 2023.
Điện khai thác từ sa mạc là năng lượng tái tạo, không gây ô nhiễm và không tiêu thụ nguồn nước khan hiếm ở các vùng sa mạc. Năng lượng của nó đến từ năng lượng mặt trời. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế, dự kiến đến năm 2050, điện được sản xuất từ quang điện mặt trời sẽ trở thành phương thức tạo ra điện quan trọng nhất cho nhân loại và sẽ đáp ứng 65% nhu cầu điện của của con người.
Vào tháng 3 năm nay, một báo cáo do Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc công bố đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14”, Trung Quốc cần thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển nguồn năng lượng mới và tích cực thúc đẩy xây dựng các nhà máy điện gió quy mô lớn và các cơ sở quang điện tập trung tại các sa mạc, Gobi và các vùng hoang mạc, phấn đấu đạt quy mô 455 triệu kilowatt.
ΔCác tấm pin quang năng trên sa mạc ở Tân Cương, Trung Quốc.
Kể từ khi sản xuất điện quang điện ra đời, rất ít quốc gia dám xây dựng các nhà máy quang điện trên sa mạc. Thứ nhất, chi phí sản xuất điện quang điện rất cao, gấp mấy lần nhiệt điện và thủy điện. Ngoài ra còn có rất nhiều vấn đề như làm thế nào để ngăn chặn bão cát trên sa mạc và bảo trì máy móc.
Hội nghị Thượng đỉnh Năng lượng Mặt trời Thế giới được tổ chức tại Zimbabwe năm 1996 đã chính thức khiến ngành sản xuất năng lượng quang điện, một ngành năng lượng mới nổi vào tầm nhìn của người dân Trung Quốc. Sau khi hiểu được những ưu điểm và nhược điểm của việc sản xuất điện quang điện, Trung Quốc đã nhanh chóng hợp tác với các ngành công nghiệp quang điện tiên tiến của nước ngoài và nhập khẩu một số dây chuyền sản xuất quang điện từ nước ngoài, chính thức bắt đầu 30 năm bùng nổ quang điện của Trung Quốc.
Đến năm 2023, quy mô ngành quang điện của Trung Quốc tiếp tục mở rộng. Sản lượng của các khâu sản xuất chính như polysilicon, tấm silicon, pin và cụm linh kiện tăng hơn 64% so với cùng kỳ năm ngoái và tổng giá trị sản lượng của ngành quang điện đạt hơn 1,75 nghìn tỷ nhân dân tệ. Ngành công nghiệp quang điện đã trở thành điểm sáng mới trong ngành sản xuất của Trung Quốc và chiếm vị trí thống trị trên toàn cầu.
Tổng diện tích sa mạc của Trung Quốc khoảng 700.000 km2, có tám sa mạc chính, chủ yếu phân bố ở khu vực Tây Bắc Trung Quốc, đặc biệt là Tân Cương có diện tích sa mạc rộng nhất, chiếm khoảng 60% tổng diện tích sa mạc của cả Trung Quốc. Về triển vọng tương lai, việc sản xuất điện quang điện trên sa mạc có triển vọng không giới hạn.
Biên tập viên:Hạ Vi