Người dân Việt Nam có câu “Ta đi ta nhớ quê nhà. Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương” thì người dân thành phố Lâm Hải, tỉnh Chiết Giang Trung Quốc lại có nỗi nhớ đậu phụ mỗi khi xa quê hương “Nghĩ đến miếng đậu phụ, ăn cho thỏa nhớ nhung”.
Đậu phụ Bạch Thủy Dương, bắt nguồn từ thị trấn Bạch Thủy Dương, thành phố Lâm Hải. Là một di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Chiết Giang, quy trình sản xuất đậu phụ Bạch Thủy Dương rất tinh tế và đòi hỏi nhiều quy trình cũng như kiểm soát thời gian nghiêm ngặt. Đừng thấy chỉ là một miếng đậu phụ tầm thường, nhưng khi chế biến phải trải qua hơn mười công đoạn như chọn nguyên liệu, ngâm đậu, xay tương, lọc tương, nấu tương, lọc nước, đóng gói, ép thành hình, công nghệ chế biến đậu phụ cực kỳ cầu kỳ, đặc biệt là kinh nghiệm và kỹ thuật không thể thiếu. Trong quá trình sản xuất, mỗi một khâu đều được kiểm soát thời gian và nhiệt độ nghiêm ngặt để duy trì hương vị tinh tế, mềm và thơm ngon của đậu phụ. Đậu phụ Bạch Thủy Dương bất kể là hầm, nấu, xào, chiên đều giữ được hương vị đậm đà của vị đậu.
Khi thưởng thức món đậu phụ Bạch Thủy Dương, thực khách thường bị thu hút bởi kết cấu và hương vị độc đáo của nó. Nó tinh tế và dịu dàng đến mức tưởng như tan chảy trong miệng, để lại cho bạn dư vị vô tận. Đồng thời, đậu phụ Bạch Thủy Dương còn có giá trị dinh dưỡng phong phú, giàu protein, canxi, sắt và các khoáng chất khác cùng nhiều loại vitamin, có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Ở thị trấn Bạch Thủy Dương, người dân địa phương luôn tự hào nói một câu: "Đậu phụ của chúng ta, lão tổ tông bắt đầu làm từ thời Hán triều, đã hơn ngàn năm rồi". Truyền thừa đến nay, hầu như nhà nhà trong thị trấn đều thuần thục chế biến đậu phụ, xưởng đậu phụ có tới hơn 500, không ít người còn bôn ba đến địa phương khác cắm rễ bán đậu phụ.
Tuy nổi tiếng là vậy, nhưng trước đây các xưởng nhỏ đậu phụ Bạch Thủy Dương phần lớn là do vợ chồng con cái kinh doanh, điều này cũng dẫn đến sản lượng đậu phụ không cao cũng như thiếu chứng nhận thương hiệu chính thức thống nhất, cản trở ngành đậu phụ trấn Bạch Thủy Dương mở ra thị trường lớn hơn.
Để phá vỡ thế bế tắc, Đảng ủy thị trấn Bạch Thủy Dương một mặt đưa kỹ thuật làm đậu phụ Bạch Thủy Dương vào danh sách "Di sản văn hóa phi vật thể" của tỉnh Chiết Giang, mặt khác liên tục tổ chức các cuộc thi đậu phụ để nâng cao danh tiếng cho đậu phụ của trấn. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng tìm kiếm những người kế thừa kỹ thuật làm đậu phụ Bạch Thủy Dương để dẫn dắt các xưởng nhỏ trỗi dậy với yêu cầu phải bảo tồn hương vị độc đáo của đậu phụ Bạch Thủy Dương trong khi cải thiện quy trình. Ngày nay tại Bạch Thủy Dương đã có doanh nghiệp làm đậu phụ sở hữu diện tích sản xuất hơn 4.000 mét vuông, năng lực chế biến hàng năm hơn 2.000 tấn, trực tiếp dẫn dắt hơn 300 người dân xung quanh làm việc. Điều này cho thấy, doanh nghiệp làm đậu phụ tại Bạch Thủy Dương không chỉ lớn về mặt quy mô sản xuất mà còn là doanh nghiệp tiêu chuẩn hàng đầu về phát triển hiện đại hóa công nghiệp.
Theo thống kê của Hiệp hội, năng lực chế biến đậu phụ Bạch Thủy Dương hiện đạt 20 nghìn tấn mỗi năm, doanh thu bán hàng hơn 200 triệu Nhân dân tệ, mở 500 cửa hàng trực tuyến, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người.
Khi đã có danh tiếng, thị trấn Bạch Thủy Dương tiếp tục mở rộng xây dựng chuỗi ngành nghề thông qua đậu phụ, xây dựng mô hình kinh doanh “3 trong 1” gồm: "công xưởng+hợp tác xã+Nông dân". Ngoài ra, mượn du lịch nông thôn để tuyên truyền đậu phụ Bạch Thủy Dương, tìm tòi khai thác tuyến du lịch với chủ đề "Nghiên cứu học cách làm đậu phụ", thu hút du khách trải nghiệm check in, hình thành kết nối ngành nghề, dẫn dắt giá trị gia tăng giá trị của chuỗi ngành công nghiệp đậu phụ thị trấn Bạch Thủy Dương.
Như vậy, có thể thấy, khi bạn có quyết tâm, có hướng đi đúng đắn sẽ mở ra được con đường làm giàu. Đối với trấn Bạch Thủy Dương, biến bìa “đậu phụ nhỏ” trở thành nét đặc trưng của ngành địa phương, thúc đẩy người dân địa phương có việc làm ổn định và tăng thu nhập, chính là sự chuyển dịch dần dần của Trung Quốc từ khá giả toàn diện sang cùng giàu.
PV: PrimeK