Theo tin Đài chúng tôi: Truyền thông Ấn Độ mới đây đề cập đến một thông tin về Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đang lên kế hoạch thành lập một quốc gia tôn giáo ở Bangladesh, Myanmar và Đông Bắc Ấn Độ.
Vào tháng 5 năm ngoái, xung đột tôn giáo leo thang ở Manipur, Ấn Độ. Cuộc xung đột đang diễn ra đã khiến hơn 140 người thiệt mạng và hơn 50.000 người mất nhà cửa trong vòng hai tháng. Đồng thời, tiếng nói về “độc lập” của khu vực này ngày càng lớn hơn.
Tại sao xung đột đột ngột trở nên gay gắt? Bởi vì vào tháng 5, rất nhiều thông tin sai sự thật về Manipur đã xuất hiện trên mạng xã hội. Trong số các thông tin này, một tổ chức truyền thông có tên là “Mạng lưới Phát thanh - Truyền hình Cơ đốc giáo” (CBN News) xuất hiện thường xuyên nhất.
Phương tiện truyền thông này tiếp tục khuấy động các cuộc thảo luận về các chủ đề liên quan và nguồn mà truyền thông này trích dẫn là từ Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ. Ủy ban này thuộc Chính phủ liên bang Mỹ và thường công bố cái gọi là báo cáo điều tra, xác nhận rằng có một số nhóm tôn giáo đang bị đàn áp ở Ấn Độ.
Hơn 70 năm trước, để mở rộng ảnh hưởng ở Nam Á, Mỹ bắt đầu chọn cách thâm nhập Ấn Độ trên quy mô lớn.
Các chuyên gia về Ấn Độ cho rằng, dù Mỹ và Ấn Độ có chung tiếng nói trong nhiều vấn đề nhưng trong những năm gần đây, Ấn Độ chưa hoàn toàn tuân theo Mỹ trong một số vấn đề quốc tế, điều này cũng khiến Mỹ ngày càng bất bình với Ấn Độ.
Tuy nhiên, CIA trước đây sử dụng báo chí để phát động các cuộc biểu tình quy mô lớn trên đường phố. Giờ đây, CIA dựa vào các conbot xã hội, thậm chí còn khó phát hiện hơn. Hơn nữa, những mạng xã hội phổ biến nhất ở Ấn Độ như Instagram, Facebook, X, WhatsApp, v.v.,, đều nằm trong sự kiểm soát của Mỹ.
Biên tập viên:La Thành