Bình luận: Đối thoại và tham vấn là con đường đúng đắn để Trung Quốc và EU giải quyết va chạm thương mại

2024-06-25 10:48:30(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Theo tin Đài chúng tôi: Cuối tuần vừa qua, các động thái mới đã xuất hiện liên quan đến kế hoạch của EU về áp đặt thuế bổ sung đối với ô tô điện của Trung Quốc. Ngày 22/6, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc đã tổ chức hội đàm trực tuyến theo đề nghị với ông Dombrovskis, Phó Chủ tịch Điều hành kiêm Ủy viên Thương mại của Ủy ban Châu Âu.

Cũng vào cuối tuần trước, Phó Thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu Habeck đã đến thăm Trung Quốc. Dư luận đa số cho rằng, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chuyến đi của ông Habeck là “hạ nhiệt” những va chạm kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc - EU hiện nay.

Trong những năm qua, EU liên tục gây ra tranh chấp thương mại với Trung Quốc. Chỉ tính riêng từ năm 2024, phía châu Âu đã áp đặt dồn dập 31 hạn chế thương mại và đầu tư đối với Trung Quốc.

Dư luận nhận rõ, lời bào chữa rằng “nhằm duy trì cạnh tranh công bằng” của EU hoàn toàn không thể đứng vững. Phía châu Âu chỉ lấy điều này làm cái cớ để phá hoại cạnh tranh công bằng, kìm chế đà phát triển của ngành năng lượng mới của Trung Quốc, ngăn chặn việc nâng cấp công nghiệp của Trung Quốc. Đồng thời, cũng là để bày tỏ sự ủng hộ đối với đồng minh của mình là Mỹ.

Nhân sĩ trong ngành ô tô châu Âu nhấn mạnh, việc thiết lập hàng rào thuế quan cao đối với ô tô điện Trung Quốc sẽ gây tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng châu Âu, phá hoại hợp tác trong chuỗi cung ứng và ngành ô tô châu Âu và Trung Quốc, đồng thời trì hoãn quá trình chuyển đổi xanh và carbon thấp của EU.

Theo “lịch trình” do Ủy ban châu Âu đặt ra, EU có kế hoạch áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 4/7. Việc thuế quan có hiệu lực đầy đủ hay không sẽ phải đợi đến khi cuộc điều tra chống trợ cấp của EU kết thúc vào tháng 11 năm nay. Không còn nhiều thời gian để Trung Quốc và EU đàm phán để giải quyết vấn đề.

Chủ nghĩa bảo hộ không thể bảo vệ khả năng cạnh tranh. Đúng như nhà kinh tế học người Đức Ferdinand Dudenhoeffer đã chỉ rõ: “Chỉ khi châu Âu và Trung Quốc hợp tác với nhau, hai bên mới có thể cùng hưởng lợi”.

Biên tập viên:La Thành