Quan điểm của Trung Quốc về tôn trọng tính đa dạng của nền văn minh thế giới là cơ sở tiền đề cho sự giao lưu, học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh

2024-06-24 07:00:03(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, xét về tính đa dạng của các nền văn minh cho thấy, sự tôn trọng tính đa dạng của nền văn minh thế giới là cơ sở tiền đề cho sự giao lưu, học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh.

Mỗi nền văn minh đều bắt nguồn từ mảnh đất sinh tồn của mình, kết tinh trí tuệ phi thường và sự theo đuổi tinh thần của một quốc gia, dân tộc và đều có giá trị tồn tại riêng. Tính đa dạng của nền văn minh nhân loại là đặc trưng cơ bản của thế giới và là nguồn cội cho sự tiến bộ của loài người. Mặc dù các nền văn minh có sự khác biệt, song chúng không phải là sự “độc nhất vô nhị”, mà cùng tồn tại trong đa dạng và bình đẳng. Từ bản chất chung của các nền văn minh cho thấy, việc phát huy mạnh mẽ các giá trị chung của toàn nhân loại là chỉ dẫn mang tính quan điểm để các nền văn minh có thể thực hiện được sự giao lưu và học hỏi lẫn nhau. 

Với quan điểm đề cao tính đa dạng của các nền văn minh mà Trung Quốc đưa ra hiện nay, PGS. TS Lê Thị Bích Thuỷ, Phó Giám đốc Học viện Dân tộc, Uỷ ban Dân tộc, chuyên gia nghiên cứu văn hoá và dân tộc cho biết, quan điểm này được thể hiện ở sự chỉ đạo trong Báo cáo chính trị của Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc về “tôn trọng tính đa dạng của các nền văn minh trên thế giới, vượt qua các rào cản văn minh bằng giao lưu giữa các nền văn minh, vượt qua xung đột văn minh bằng tham khảo và học hỏi giữa các nền văn minh, vượt qua sự ưu trội của nền văn minh bằng sự cùng tồn tại giữa các nền văn minh, và cùng ứng phó với các loại thách thức mang tính toàn cầu”. 

PGS. TS Lê Thị Bích Thuỷ, Phó Giám đốc Học viện Dân tộc, Uỷ ban Dân tộc Việt Nam

Về ý nghĩa của tính đa dạng văn hoá trong thế giới ngày nay, PGS. TS Lê Thị Bích Thuỷ nhận xét, giao lưu, học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh không chỉ đòi hỏi ở việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, mà còn phải giao lưu, hợp tác và tiếp biến những giá trị văn hoá tiên tiến, không ngừng tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá của thời đại để xây dựng những giá trị văn hoá mới cho nền văn hoá của mỗi dân tộc. Từ tính thực tiễn của nền văn minh cho thấy, việc tăng cường giao lưu và hợp tác văn hóa quốc tế là con đường và phương pháp để giao lưu và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh. “Quan hệ ngoại giao giữa các nước là ở sự thân tình của người dân, sự thân tình của người dân là ở sự thấu hiểu tấm lòng”, và giao lưu nhân văn là cầu nối quan trọng để tăng cường sự hiểu biết, giao lưu giữa người dân các nước, là khâu quan trọng nhằm tăng cường sự hiểu biết và tin cậy giữa các nước. Nhờ giao lưu mà các nền văn minh trở nên muôn màu, nhờ học hỏi lẫn nhau mà các nền văn minh trở nên phong phú. Giao lưu và học hỏi lẫn nhau là động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ của văn minh nhân loại và sự phát triển hoà bình của thế giới. 

Để thấy hơn ý nghĩa của tôn trọng tính đa dạng văn minh nhân loại, PGS. TS Lê Thị Bích Thuỷ cũng chia sẻ, ngày 15 tháng 3 năm 2023, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khi tham dự Đối thoại cấp cao giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và các Đảng chính trị thế giới tại Bắc Kinh đã có bài phát biểu quan trọng có tựa đề “Chung tay cùng đi trên con đường hiện đại hóa”, đồng thời đề xuất Sáng kiến văn minh toàn cầu, trong đó nêu rõ việc phải cùng nhau khởi xướng cho việc tăng cường hợp tác giao lưu nhân văn giữa các nước, khám phá cho việc xây dựng một mạng lưới toàn cầu cho đối thoại và hợp tác giữa các nền văn minh, với nội dung giao lưu phong phú, mở rộng các kênh hợp tác, thúc đẩy sự hiểu biết và sự thân tình giữa những người dân, cùng nhau đẩy mạnh văn minh nhân loại phát triển tiến bộ.

Xuất phát từ mối quan hệ hữu nghị vừa là đồng chí, vừa là anh em giữa Việt Nam và Trung Quốc, PGS. TS Lê Thị Bích Thuỷ cũng cho biết, đối với Việt Nam, trong Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã làm rõ, từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, tích cực hội nhập quốc tế nhằm phát triển toàn diện văn hóa, con người Việt Nam, thực hiện khát vọng phát triển bền vững đất nước, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tăng cường giao lưu, sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước, đóng góp quan trọng vào việc nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, các hoạt động văn hóa đối ngoại của Việt Nam luôn được đẩy mạnh để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Đây cũng là một điều kiện cho việc tăng cường giao lưu nhân văn giữa hai nước Việt - Trung.

Trên tinh thần đó, PGS. TS Lê Thị Bích Thuỷ chia sẻ Sáng kiến Văn minh toàn cầu tập trung vào việc tôn trọng sự đa dạng cả các nền văn minh thế giới, tăng cường giao lưu, học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh, phát huy các giá trị chung của nền văn minh nhân loại, sẽ tiếp thêm năng lượng tích cực mạnh mẽ vào quá trình phát triển chung của toàn cầu và thúc đẩy xây dựng một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai nhân loại.

Biên tập viên:Sảnh Hoa